Trẻ ăn dặm bị táo bón và những điều cha mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Táo bón là hiện tượng xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, trong đó dễ bắt gặp ở giai đoạn trẻ ăn dặm. Để khắc phục và phòng tránh vấn đề trẻ ăn dặm bị táo bón, các bậc cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để yên tâm chăm sóc trẻ.

1.Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

trẻ táo bón

Trẻ quấy khóc khi đi đại tiện là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa

Táo bón ở trẻ là hiện tượng trẻ đi ngoài gặp khó khăn. Phân của bé có tính cứng, khô khiến bé bị đau. Thêm vào đó là số lần đi đại tiện ít hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khi bắt đầu ăn dặm bị táo bón. Song, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

1.1. Hệ tiêu hóa chưa kịp thức nghi với chế độ dinh dưỡng mới

Khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với những thực phẩm mới cứng hơn, kích thước to hơn. Vì vậy trẻ cần thời gian để thích nghi chế độ ăn mới. Cũng trong thời điểm này, cha mẹ sẽ thấy những thay đổi trong phân của trẻ như màu sắc, mùi, tần suất đại tiện…Việc thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng mới là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ.

1.2. Thời điểm ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, thời điểm phù hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Trong một số trường hợp, việc các bà mẹ vội vàng cho trẻ ăn dặm hoặc ăn quá nhiều hay ăn dặm muộn hơn 6 tháng khiến hệ tiêu hóa bị quá tải từ đó dẫn tới táo bón ở trẻ. Hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp với thể trạng của trẻ.
Cha mẹ có thể nhận biết thời điểm ăn dặm thích hợp cho trẻ thông qua một số dấu hiệu nhận biết sau:
– Trẻ hứng thú với đồ ăn được cha mẹ đưa cho
– Trẻ có thói quen lấy thức ăn cho vào miệng.
– Trẻ thích được ngồi ăn cùng gia đình

trẻ ăn dặm

Trẻ hứng thú với đồ ăn cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm

 

1.3. Trẻ uống thiếu nước

Trong 6 tháng đầu đời, thức ăn của trẻ phần lớn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ gần như không cần uống nước bởi trong sữa cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên, khi bước sang thời kỳ ăn dặm, nhiều trẻ bị táo bón do cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước. Vì vậy, các bậc cha mẹ đừng quên bổ sung nước đúng nhu cầu để tránh táo báo cho trẻ ăn dặm.

1.4. Chế độ dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng nhiều từ chế độ ăn uống. Hiện tượng táo bón có thể xảy ra khi trẻ ăn không đủ chất hoặc thiếu một số chất.
Quá nhiều chất đạm trong các bữa ăn sẽ tạo áp lực cho tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trong lứa tuổi từ 1-3 mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 13g đạm. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ ăn dặm nói riêng và trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nói chung. Vì vậy, trong bữa ăn, các bậc cha mẹ cần nhớ bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… cho trẻ.

1.5. Sữa pha không đúng công thức

Một trong những lý do trẻ ăn dặm bị táo bón khiến các mẹ chủ quan đến từ việc trẻ uống sữa pha không đúng công thức. Sữa pha ít nước có thể gây nóng và dẫn đến táo bón; ngược lại sữa pha nhiều nước làm trẻ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Hãy tuân thủ hướng dẫn pha sữa từ nhà sản xuất để phòng tránh táo bón cho trẻ.

2. Một số đồ ăn dễ gây táo bón khi trẻ mới ăn dặm

Trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé. Dưới đây là một số thực phẩm khiến bé bị táo bón nếu ko được chế biến đúng cách mà cha mẹ cần lưu ý khi đưa vào bữa ăn của trẻ:

2.1. Sữa công thức

Thành phần trong sữa công thức thường chứa protein phức tạp và đường lactose khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu hơn.

2.2. Phô mai và các loại thực phẩm chế biến từ sữa

Những loại thực này giàu dinh dưỡng, nhiều béo nhưng lại ít chất xơ. Vì vậy khi trẻ cho ăn phô mai, các bậc cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh cho trẻ.

trẻ táo bón

Phô mai và các thực phẩm làm từ sữa là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón

2.3. Thuốc nhuận tràng và các loại thuốc về tiêu hóa

Cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm. Việc tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng, tiêu hóa không đúng cách sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa đang hoàn thiện và cực kỳ nhạy cảm của trẻ nhỏ.

3. Cách phòng tránh và điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm

Dưới đây là một số gợi ý để phòng tránh và điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm, cha mẹ có thể áp dụng:

3.1. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Việc bổ sung nước không chỉ giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ mà còn giúp trẻ tuần hoàn máu tốt hơn. Các bậc cha mẹ hãy chủ động bổ sung nước cho con vì trẻ chưa biết nói, bên cạnh việc tập cho con uống nước mỗi ngày. Nhờ có nước mà phân sẽ mềm và cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ ở trẻ ăn dặm.

3.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian đầu tập ăn dặm, cha mẹ hãy ưu tiên chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng rồi chuyển từ từ sang dạng đặc và cứng. Lưu ý chưa cần cho trẻ ăn nhiều đạm mà hãy cho trẻ làm quen từ lương nhỏ rồi tăng lên để hệ tiêu hóa có thể thích ứng. Bên cạnh đó, bữa ăn của trẻ cần đủ các loại củ quả, rau xanh để trẻ được bổ sung chất xơ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ phòng tránh tình trạng trẻ ăm dặm bị táo bón.

3.3. Ngâm hậu môn với nước ấm

Nếu trẻ khó đi đại tiện, hãy thực hiện giải pháp ngâm hậu môn của trẻ vào nước ấm từ 5 – 10 phút. Việc này sẽ giúp cơ vòng hậu môn giãn ra, giúp bé dễ tống phân ra ngoài hơn.

3.4. Massage bụng cho trẻ

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể thực hiện massage bụng nhẹ nhàng bằng cách: đặt bé nằm trên một mặt phẳng, dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, ấn lực vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn của trẻ trong khoảng 3 phút.
Đây là một mẹo hiệu giúp làm giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu, cải thiện tình trạng táo bón và kích thước trẻ tiêu hóa tốt hơn. Các bậc cha mẹ có thể thực hiện mỗi ngày cho bé từ 3 đến 4 lần. Lưu ý trước khi massage, cha mẹ cần rửa tay sạch và giữ tay ấm.

trẻ bị táo bón

Massage bụng giúp cải thiện táo bón ở trẻ

3.5. Xây dựng thói quen đi vệ sinh hằng ngày

Mặc dù đi tiêu là như cầu tự nhiên của trẻ nhưng các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tập cho trẻ thói quen này. Hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đi hằng ngày. Thời điểm tốt nhất là nên cho trẻ đi ị vào buổi sáng, ngay khi trẻ vừa ngủ dậy.

Hy vọng những thông tin về trẻ ăn dặm bị táo bón và những lưu ý về chế độ chăm sóc và dinh dưỡng trên đây đã mang đến những kiến thức y khoa ý nghĩa để bố mẹ dễ dàng hơn trong chăm sóc trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital