Bác sĩ tư vấn: Đau háng có phải sắp sinh hay không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai tháng cuối, mẹ bầu thường thấy xuất hiện hàng loạt triệu chứng báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ. Đau háng có phải sắp sinh không? Đây là một thắc mắc của nhiều thai phụ.

1. Đau háng có phải sắp sinh?

Đau háng là triệu chứng phổ biến ở các mẹ bầu. Thông thường, mẹ bầu nghe tiếng lạo xạo, xuất phát từ xương mu, lan xuống giữa hai chân. Đau háng là một trong những triệu chứng báo hiệu sắp sinh vì: Khi mang thai, dưới tác động của hormone ralaxin, dây chằng các khớp xương trở nên mềm, lỏng hơn so với bình thường. Càng gần ngày sinh, thai nhi sẽ càng xuống thấp, các vùng khung chậu giãn nở nhiều chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ. Vì thế mà khiến mẹ bị ê mỏi vùng khung chậu, xương mu và xương háng. Thêm vào đó, trọng lượng thai phụ tăng, gây áp lực cho các cơ, khớp của cơ thể. Mẹ bầu nào càng ít vận động, chế độ ăn uống thiếu canxi thì càng bị đau háng nhiều hơn. Biểu hiện rõ nhất là vùng xương chậu hai bên háng, xương mu đau dữ dội. Cơn đau có thể âm ỉ sau đó nóng dần từ khu vực thắt lưng, xương chậu sau đó lan sang mu, hai bên háng. Trường hợp nặng còn kéo xuống cả đầu gối và bàn chân.

Đau háng là triệu chứng phổ biến ở các mẹ bầu.

Đau háng là triệu chứng phổ biến ở các mẹ bầu.

Cơn đau thường nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi mẹ trở mình, ngồi dậy và di chuyển. Thậm chí, khi di chuyển, mẹ còn có thể thấy được tiếng động phát ra từ khu vực háng, xương mu. Đặc biệt, đau háng là dấu hiệu chuyển dạ, nếu kèm với một số dấu hiệu sau:

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng.

– Mẹ bầu ngừng tăng cân.

– Rất mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ.

– Chuột rút nhiều, đau lưng nhiều hơn.

– Cảm thấy rõ các khớp như dãn ra.

– Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc cũng như độ kết dính.

– Các cơn co thắt trở nên liên tục và ngày càng mạnh.

– Vỡ nước ối.

Cơn đau thường nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi mẹ trở mình, ngồi dậy và di chuyển

Cơn đau thường nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi mẹ trở mình, ngồi dậy và di chuyển

2. Hạn chế cơn đau háng cho mẹ bầu

– Thai phụ cần có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, thả lỏng người để cơ thể được thư giãn. Nếu phải làm việc thì nên dùng đai nâng đỡ bụng bầu, có định phần nào khớp xương chậu.

– Hạn chế việc ngồi xổm, tránh kéo mạnh vì khiến cho vùng xương chậu – mu chịu thêm nhiều áp lực.

– Có thể áp dụng chườm nóng ở vùng bị đau để giảm đau. Khi mang thai, mẹ bầu cần ngồi đúng tư thế tránh các tổn thương lên khớp xương.

– Nên có chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm các khoáng chất như magie, canxi,… cho cơ thể. Đặc biệt nên cung cấp nhiều canxi bằng cách tăng cường ăn những thực phẩm tôm, cua, ốc, sữfa, trứng…

– Cần rèn luyện thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, đi giày đế thấp để điều trị đau khớp háng hiệu quả.

Mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, thả lỏng người để cơ thể được thư giãn.

Mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, thả lỏng người để cơ thể được thư giãn.

Đau háng có phải sắp sinh không? Hi vọng rằng qua kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên thì bạn đọc đã trang bị cho bản thân những thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital