Thiếu sắt là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu. Vì vậy bên cạnh việc bổ sung sắt chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với mẹ bầu. Vậy bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?
Menu xem nhanh:
Triệu chứng thiếu sắt mẹ bầu cần lưu ý
Da tái xanh, yếu ớt và không khỏe như bình thường.
Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
- Đau đầu chóng mặt là dấu hiệu mẹ bầu thiếu sắt
Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.
Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?
Bà bầu thiếu sắt nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:
Bí ngô
Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm trong bí ngô trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Chuối
- Chuối tăng cường sắt và bổ dưỡng cho bà bầu
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Các loại hạt
Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Mang thai bị thiếu máu nên ăn cháo bột yến mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Quả chà là giúp bổ máu
Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.
Súp lơ xanh bổ sung sắt cho mẹ bầu
Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
- Thịt bò là một trong những thực phẩm cung cấp sắt cho mẹ bầu
Thực phẩm bổ máu cho phụ nữ mang thai: Thịt bò
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến. Bà bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt từ nguồn động vật cũng dễ dàng hấp thụ hơn từ thực vật.
Rau bina
Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.
Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà.