Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh mẽ là lo lắng của nhiều phụ nữ mang thai, bởi bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai và nguy cơ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Các mẹ bầu tham khảo ngay 5 cách phòng tránh đau mắt đỏ dưới đây để bảo vệ sức khỏe trước làn sóng dịch bệnh!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đau mắt đỏ ở bà bầu
Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, là một vấn đề về mắt phổ biến. Bệnh này xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu và kết mạc mi trở nên viêm nhiễm.
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ, bao gồm cả bà bầu. Đặc biệt, trong một thời gian ngắn, đau mắt đỏ có thể lan rộng và tạo thành một ổ dịch do khả năng lây lan dễ dàng qua tiếp xúc giữa người với người.
Thông thường, đau mắt đỏ không gây ra hậu quả nghiêm trọng khi gặp phải ở mẹ bầu và có thể tự phục hồi trong vòng một tuần như những người nhiễm bệnh khác. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở cùng một người, vì cơ thể không thể phát triển miễn dịch vĩnh viễn đối với bệnh này. Và việc bị đau mắt đỏ trong thai kỳ cũng mang lại nhiều rắc rối và khó chịu đối với người mẹ đang mang bầu.
2. Nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ ở bà bầu
Đau mắt đỏ xuất hiện ở phụ nữ mang thai cũng có nguyên nhân hay triệu chứng tương tự như những người bệnh đau mắt đỏ khác. Và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp và triệu chứng đi kèm:
– Do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh, và các triệu chứng thường bao gồm ngứa mắt, chảy nước mắt, sưng và đau mí mắt, mắt có dịch nhầy, giảm thị lực. Bệnh viêm kết mạc do virus có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh.
– Do vi khuẩn: Thường do các vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,… gây ra. Một số triệu chứng điển hình là ngứa, chảy nước mắt, 2 mi dính nhau do có mủ vàng hoặc mủ xanh nhạt vào buổi sáng khi thức dậy.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng như giảm thị lực không phục hồi hay viêm loét giác mạc. Người khác có thể bị lây nhiễm đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc đồ dùng dính dịch tiết nước mắt của người nhiễm bệnh đau mắt đỏ.
– Do dị ứng: Thường rất khó xác định nguyên nhân dị ứng, có thể là do lông vật nuôi, thuốc, phấn hóa, bụi,… Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm ngứa và chảy nước mắt ở cả hai mắt, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng hiếm có khả năng lây lan.
Dịch đau mắt đỏ có khả năng lây lan khá nhanh. Do đó, mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ cần nắm chắc các cách phòng tránh đau mắt đỏ để bảo vệ sức khỏe bản thân trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
3. Đường lây truyền căn bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua các con đường phổ biến sau:
– Lây lan qua không khí: Đây là con đường lây truyền nhanh chóng và có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ trong cộng đồng, đặc biệt dễ dàng lây nhiễm đến các mẹ đang mang bầu có sức đề kháng kém.
– Tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh: Nguy cơ lây nhiễm tăng khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh thông qua việc bắt tay, chạm vào các vật dụng đã bị nhiễm bệnh.
– Sử dụng nguồn nước bẩn và ô nhiễm: Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm, có thể góp phần trong việc lây lan bệnh đau mắt đỏ.
Mặc dù rất nhiều người cảm giác như họ nhiễm bệnh chỉ do nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ, do không có những sự tiếp xúc trực tiếp khác. Tuy nhiên, các chuyên gia nhãn khoa khẳng định không thể có khả năng bị lây nhiễm đau mắt đỏ chỉ bằng việc nhìn vào mắt bệnh nhân, nên nếu lỡ nhìn vào mắt ai đó đang bị bệnh thì bạn không cần quá lo lắng.
Tuy vậy, con đường lây truyền của bệnh đau mắt đỏ khá dễ dàng, có thể dẫn đến khả năng lan rộng dịch bệnh. Bởi người bị đau mắt đỏ có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, và quá trình lây nhiễm diễn ra cả trong giai đoạn ủ bệnh. Ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, vẫn có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng một tuần.
4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ cho bà bầu
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, dưới đây là những biện pháp mà Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến nghị mọi người dân, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai nên thực hiện:
– Rửa tay thường xuyên trong ngày bằng nước sạch và xà phòng. Tránh chạm tay vào miệng, mắt, mũi và không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, lọ thuốc nhỏ mắt, kính mắt, khẩu trang với người khác.
– Hàng ngày, vệ sinh mắt, mũi và họng bằng nước muối sinh lý, cũng như sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
– Sử dụng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường để làm sạch các đồ dùng và vật dụng của người bệnh.
– Hạn chế tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ hoặc có khả năng mắc bệnh này.
– Nếu bạn hoặc ai đó bị đau mắt đỏ hoặc có nghi ngờ mắc bệnh này, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa được hướng dẫn bởi nhân viên y tế.
Việc nắm chắc các cách phòng bệnh đau mắt đỏ để bảo vệ sức khỏe bản thân là không thể thiếu ở phụ nữ đang mang thai. Bởi người phụ nữ khi mang thai vốn đã phải trải qua thai kỳ vất vả, nếu mắc bệnh đau mắt đỏ, mẹ bầu sẽ gặp nhiều phiền toái hơn về sức khỏe và trong quá trình điều trị. Do nhiều thuốc chữa trị bị hạn chế ở mẹ bầu để bảo vệ sức khỏe thai nhi nên bệnh đau mắt đỏ có thể khiến mẹ gặp một số khó khăn cũng như nguy cơ biến chứng cao hơn những người khác do quá trình điều trị bị kéo dài.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về các các cách phòng tránh đau mắt đỏ có thể tham khảo cho mẹ bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng đau mắt đỏ hay các bệnh lý gặp phải khi mang thai, các mẹ đừng quên để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất nhé!