5 Biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tháng 9/2023, sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn quốc nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Trong tất cả các “nạn nhân” của sốt xuất huyết, trẻ em với sức đề kháng chưa hoàn thiện, thường khó chống chọi được với những diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm này. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ 5 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất và cách phòng tránh chúng, đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Điểm danh 5 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất

Về cơ bản, sốt xuất huyết có 2 triệu chứng chính là: Sốt và xuất huyết. Sốt xuất huyết ở trẻ thường khó phát hiện do giai đoạn đầu, triệu chứng sốt xuất huyết như sốt cao, phát ban, mệt mỏi,… tương đối giống triệu chứng một số bệnh viêm đường hô hấp và một số bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, thủy đậu, sởi,… Do đó, trẻ thường được phát hiện mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm, khi sốt xuất huyết đã diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, thậm chí có thể đã dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng sau:

– Sốc mất máu: Sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm có triệu chứng điển hình là xuất huyết. Trẻ thường chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân máu. Tình trạng này làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương, khó lưu thông máu. Đến một ngưỡng nhất định, tình trạng này sẽ gây sốc, khiến máu bị đẩy ra ngoài, làm trẻ tụt huyết áp, ớn lạnh, li bì,…

Sốc mất máu là một trong 5 biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất.

Trẻ tụt huyết áp, ớn lạnh, li bì vì sốc mất máu.

Suy tim, suy thận: Sốt xuất huyết gây mất máu, làm tim thiếu máu tuần hoàn, dẫn đến suy tim. Một khi tim suy, không đủ sức bơm máu mà dịch huyết tương xuất huyết xuất hiện, màng tim sẽ bị tràn dịch. Chưa hết, thận cũng sẽ suy giảm chức năng do phải làm việc quá công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận cấp.

– Tràn dịch màng phổi: Huyết tương xuất huyết bị tràn, sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn đến tình trạng tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Những tình trạng này nếu không khẩn trương cấp cứu, tính mạng trẻ có thể sẽ bị đe dọa.

– Tụt huyết áp, đau đầu dữ dội: Ở giai đoạn nguy hiểm, huyết áp có thể tụt đột ngột, làm trẻ gặp khó khăn trong khi đứng hoặc đi. Tình trạng tụt huyết áp nếu không khắc phục hiệu quả, trẻ sẽ đau đầu dữ dội. Đây là một trong hai biến chứng nghiêm trọng nhất của sốt xuất huyết, bởi nó có thể gây xuất huyết não, rất dễ dẫn đến tử vong.

– Hôn mê: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của sốt xuất huyết ở trẻ em. Khi cơ thể xuất huyết, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não thông qua các thành mạch. Thời gian dài sẽ gây phù não và các hội chứng thần kinh, dẫn đến hôn mê.

2. Một số lưu ý trong phòng tránh biến chứng sốt xuất huyết cho trẻ em

Theo chuyên gia, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ và chăm sóc chuẩn xác để phòng tránh biến chứng sốt xuất huyết cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý cốt lõi bố mẹ nên tuân thủ trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết:

– Cách hạ sốt chuẩn xác: Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C, hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol, với liều 10 – 15mg/kg, uống mỗi 4 – 6 giờ. Ngoài ra, có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm mát trán, nách, bẹn.

Chỉ cho trẻ uống hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.

Chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

– Dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước (dung dịch Oresol, nước trái cây giàu Vitamin C, nước lọc), ăn tăng cường thực phẩm giàu đạm như thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại hạt,… và thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều Vitamin C và Rutin. Bởi Vitamin C tự nhiên được đánh giá là Vitamin hàng đầu trong củng cố hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của các bệnh truyền nhiễm phát sinh do virus, như sốt xuất huyết là một ví dụ điển hình. Vitamin C tự nhiên còn hỗ trợ cơ thể thuận lợi hấp thụ Sắt, Canxi, Acid Folic,… Và Rutin tự nhiên là một loại Vitamin P, có khả năng hạn chế tính thấm thành mạch, thúc đẩy quá trình phục hồi tính đàn hồi thành mạch đã tổn thương, từ đó giúp củng cố tính bền vững thành mạch, dự phòng tình trạng xuất huyết mất kiểm soát do sốt xuất huyết,… Những thực phẩm giàu Vitamin C và Rutin nhất chúng ta có là: Chanh, cam, bưởi, lựu, ổi,…

– Nghỉ ngơi: Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng, mát, tuyệt đối không ra mưa, nắng.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng: Đau bụng dữ dội, xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân máu,…), vật vã, li bì, lơ mơ,…

Nếu sốt xuất huyết trở nặng, cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay.

Cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay, nếu sốt xuất huyết trở nặng.

Phía trên là 5 biến chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ chuẩn xác đề phòng tránh chúng. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital