Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bệnh lý ung thư này hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị sớm bằng việc chủ động thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về ung thư tiêu hóa
Đây là một bệnh lý phổ biến xảy ra khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính ở trong đường tiêu hóa. Ung thư đường tiêu hóa dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý ở đường tiêu hóa, gần như sẽ không có triệu chứng đặc biệt dù khối u đã phát triển trong thời gian dài.
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì cần đặc biệt lưu ý:
– Ung thư đường tiêu hóa trên (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, tuyến tụy, gan, đường mật, ruột non): Triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa trên thường thấy là tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn hoặc nôn ra máu kèm theo tình trạng sụt cân nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.
– Ung thư đường tiêu hóa dưới (ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn): Triệu chứng chủ yếu thường là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy và đại tiện phân nhầy máu.
Tình trạng ung thư đường tiêu hóa này xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố chứ không do một nguyên nhân nhất định nào. Có một số yếu tố không thể thay đổi được như do gen di truyền và tuổi tác. Tuy nhiên có một số yếu tố khác có liên quan tới các yếu tố khác như:
– Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh: Đối với những người ăn mặn, hút thuốc và ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể gây biến đổi gen biểu mô dạ dày.
– Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia: Thói quen hút thuốc lá thường xuyên có thể tác động đến thực quản, dạ dày và tụy. Việc lạm dụng quá nhiều rượu bia cũng gây bỏng niêm mạc hệ tiêu hóa.
Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa có thể là những người mắc các bệnh lý về viêm loét đại tràng chảy máu mạn tính, đa polyp đại tràng…
2. Những điều cần biết về tầm soát ung thư tiêu hóa
2.1. Lý do nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng giúp có thể đưa ra những phác đồ điều trị bệnh phù hợp với từng người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp người bệnh có tiên lượng sống lâu hơn hoặc thậm chí có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Khi được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng thì đã số các bệnh ung thư tại đường tiêu hóa đã ở giai đoạn xấu, nhất là đối với ung thư tuyến tụy thì thời gian sống trên 5 năm là dưới 10%. Ung thư giai đoạn cuối là một gánh nặng cho kinh tế và tài vì việc điều trị bệnh rất tốn kém.
2.2. Các phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình tầm soát
Hiện có rất nhiều phương pháp được thực hiện nhằm sàng lọc và tầm soát ung thư sớm. Tuy nhiên trong quá trình tầm soát ung thư tiêu hóa, các phương pháp dưới đây thường được áp dụng phổ biến và kết hợp với nhau:
– Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư: Thực hiện các chỉ số xét nghiệm CEA (tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày…); chỉ số CA 19 – 9 (tầm soát ung thư dạ dày, đại trực tràng…); chỉ số CA 72 – 4 (tầm soát ung thư dạ dày).
– Nội soi tiêu hóa (dạ dày – thực quản – đại trực tràng): Phương pháp thăm khám có thể quan sát toàn bộ phía trong đường tiêu hóa thông qua ống nội soi nhỏ, có gắn đèn chiếu sáng và camera ở đầu ống. Toàn bộ hình ảnh thu được sẽ được chiếu lên màn hình giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương, viêm nhiễm tiền ung thư hoặc khối u.
– Siêu âm ổ bụng giúp quan sát rõ sự hiện diện của khối u trong đường tiêu hóa, xác định kích thước, vị trí và độ xâm lấn của khối u.
– Chụp X-quang: Giúp xác định mức độ di căn của bệnh lý ở trong cơ thể.
– Sinh thiết: Mẫu sinh thiết sẽ được lấy trong quá trình nội soi nếu có nghi ngờ và giúp chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
2.3. Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa?
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Nhưng với những đối tượng dưới đây cần chú ý thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt:
– Người có người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh chị ruột) mắc các bệnh lý liên quan tới tiêu hóa như: Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
– Người có chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: Thói quen hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng nhiều bia trong cuộc sống hàng ngày, ăn quá nhiều đồ chiên rán và thức ăn cay nóng…
– Người có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa: Có polyp, viêm loét dạ dày/đại tràng, nhiễm vi khuẩn HP…
3. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư ở đường tiêu hóa
Khi thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa, mọi người cần lưu ý một số vấn đề như:
– Trong quá trình tầm soát sẽ bao gồm nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng nên cần nhịn ăn khoảng 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện hoặc nhịn ăn theo chỉ định của bác sĩ.
– Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất cơ trong vài ngày, có thể ăn thức ăn nhẹ như cháo, soup.
– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích ít nhất 4 – 6 giờ trước khi thực hiện tầm soát.
– Tránh các loại nước uống và thực phẩm có màu đậm, đặc biệt là nước có màu đỏ, cam vì dễ gây nhầm lẫn với tình trạng chảy máu đường tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới kết quả.
– Ngừng sử dụng 1 số loại thuốc nhất định như thuốc chống đông trong vài ngày trước khi thực hiện. Bên cạnh đó cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn cụ thể.
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, mỗi người nên đi tầm soát sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ có thể mắc bệnh và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai hệ thống tầm soát ung thư, bao gồm cả tầm soát ung thư tiêu hóa và các bệnh lý ung thư phổ biến khác. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tân tiến hỗ trợ quá trình chẩn đoán được nhanh chóng và kết quả chính xác. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn tình trạng sức khỏe hiện tại và có cách điều trị bệnh phù hợp. Trên đây là một số thông tin cần biết về tầm soát ung thư đường tiêu hóa, nếu có thắc mắc cần giải đáp thêm hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!