Làm gì khi bị đau bụng ngộ độc thực phẩm?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm.Tuy nhiên, rất nhiều người còn băn khoăn không biết xử trí thế nào khi bị đau bụng ngộ độc thực phẩm.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn cách xử trí khi bị đau bụng ngộ độc thực phẩm:
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

lam-gi-khi-bi-dau-bung-ngo-doc-thuc-pham

Ngộ độc thực phẩm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nôn, đau bụng, tiêu chảy

Đau bụng là dấu hiệu thường gặp phải khi bị ngộ độc thực phẩm, ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn và nôn, có khi nôn ra máu, tiêu chảy nhiều lần, phân và nước tiểu có thể có máu, người bệnh có thể sốt cao trên 38 độ C.
Ngộ độc thực phẩm nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, bởi ngoài triệu chứng khó chịu như đau bụng, bệnh còn gây mất nước, rối loạn chất điện giải cho đi ngoài và nôn nhiều lần. Do đó, phải hết sức lưu ý, nếu người bệnh bị đau bụng ngộ độc thực phẩm kèm theo triệu chứng như đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước, mạch đập  nhanh, người mệt lả, nước tiểu ít, sẫm màu cần lập tức đưa người bệnh nhập viện để được cứu chữa kịp thời.

lam-gi-khi-bi-dau-bung-ngo-doc-thuc-pham.jpg2

Kích thích nôn là phương pháp tốt nhất khi mới phát hiện ngộ độc thực phẩm

Làm gì khi bị đau bụng ngộ độc thực phẩm?
Xử trí khi gặp người đau bụng ngộ độc thực phẩm cần hết sức lưu ý, khi người bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt,  có thể dùng tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.
Trong trường hợp nếu biết nguyên nhân bị ngộ độc là do dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.

lam-gi-khi-bi-dau-bung-ngo-doc-thuc-pham.jpg3

Người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung nước và ổn định điện giải

Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể bệnh nhân để xác định phương pháp điều trị. Thường là tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, tuy nhiên không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, bất tỉnh. Sau đó, có thể cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng,  đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).
Đau bụng ngộ độc thực phẩm cần được xử trí kịp thời, càng sớm càng tốt, hạn chế những rủi do đáng tiếc có thể xảy ra.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288
0936 388 288
Website: www.benhvienthucuc.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital