Cách phòng chống Ngộ Độc Thực Phẩm vào mùa hè, lễ Tết, trường học

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn. Đây là hiện tượng người bị trúng độc do ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc hại. Dưới đây là 10 lời khuyên để phòng chống ngộ độc thực phẩm của các chuyên gia y tế mà chúng ta nên áp dụng hàng ngày.

1. Cách phòng ngừa thực phẩm trong mùa hè

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc được các chuyên gia y tế khuyên dưới đây:

1.1. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Đây là một trong những cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Chúng ta cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Để phòng ngộ độc thực phẩm cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Để phòng ngộ độc thực phẩm cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi

Đặc biệt khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng; giữ móng tay sạch sẽ; băng kín vết thương hở và bị chảy máu khi xuất hiện ở tay; không ho, hắt hơi trong khi cho trẻ ăn hoặc chế biến thực phẩm.

1.2. Lựa chọn thực phẩm an toàn

Để tránh ngộ độc thực phẩm cần lựa chọn thực phẩm an toàn. Nên lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất sứ đã qua kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh.

 Lựa chọn thực phẩm an toàn là một trong những cách giúp phòng ngộ độc thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm an toàn là một trong những cách giúp phòng ngộ độc thực phẩm

Cụ thể với rau củ quả: Nên lựa chọn rau, củ, quả tươi và không bị dập nát, có mùi lạ.

Với thịt cá, hải sản: Cần lựa chọn những thực phẩm có màu sắc, không có dấu hiệu ươn, mùi hôi.

Tránh sử dụng những thực phẩm bị ẩm mốc hoặc những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có nghi ngờ nhiễm độc như cá nóc, nấm lạ…

1.3. Nấu chín thịt

Thịt sống là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh. Ví dụ như vi khuẩn E.coli hay có nhiều trong thịt bò. Khi thịt không được nấu chín, các mầm bệnh sẽ vẫn còn sống và thường gây ra ngộ độc.

1.4. Chế biến thực phẩm đúng cách 

Để tránh ngộ độc thực phẩm cần chú ý tới khâu chế biến thực phẩm. Thực phẩm cần được rửa sạch và chế biến chín kỹ. Hạn chế ăn những thực phẩm sống hoặc tái như rau sống, gỏi, tiết canh… vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm cần được chế biến dưới lượng nhiệt vừa đủ, hạn chế những món chiên nướng cháy cũng không tốt cho sức khỏe.

1.5. Bổ sung probiotic để tăng miễn dịch

Nên thêm sản phẩm bổ sung probiotic cho bữa ăn hàng ngày là lựa chọn lý tưởng cho ngày hè. Probiotic không chỉ tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa mà còn phòng ngừa bệnh tật.

1.6. Đặt nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Hầu như mỗi gia đình đều bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Vì thế, để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng, bạn nên để nhiệt độ khoảng 5 độ C.

1.7. Không nên ăn uống ngoài đường

Thức ăn bán ngoài đường, vỉa hè thường không đảm bảo vệ sinh do không được bảo quản, chế biến cẩn thận. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển gây bệnh. Do đó để tránh ngộ độc thực phẩm chúng ta cần tránh ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên vỉa hè, lòng đường.

Tránh ăn uống vỉa hè bởi thói quen này dễ nhiễm bệnh ở đường tiêu hóa

Tránh ăn uống vỉa hè bởi thói quen này dễ nhiễm bệnh ở đường tiêu hóa

1.8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Nên sử dụng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Cần sử dụng nước trong, không có mùi, không có vị lạ. Nước nên đun sôi để uống, tránh uống nước lã vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

1.9. Ăn thức nên ăn ngay khi vừa nấu xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

1.10. Không tự sử dụng thuốc

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng. Bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

1.11. Bảo quản thực phẩm hàng ngày

Ruồi, chuột, gián… là những loài vật có thể lây truyền bệnh cho con người đặc biệt gây ngộ độc thực phẩm nếu chúng ta không che đậy kỹ. Vì thế ngay sau khi chế biến thức ăn xong cần phải che đậy thực phẩm.

Cần bảo quản thực phẩm đúng cách

Cần bảo quản thực phẩm đúng cách

Các thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh (đối với thực phẩm để vài ngày); Nên chú ý tới hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm, tránh sử dụng các thực phẩm đã hết hạn.

1.12. Sử dụng dụng cụ đóng gói thực phẩm an toàn, sạch sẽ

Đóng gói thực phẩm, đặc biệt là đồ ăn đã được nấu chín cần hết sức cẩn thận. Không sử dụng giấy báo hoặc túi nilong để đóng gói. Cần sử dụng đồ nhựa hoặc hộp thủy tinh đạt tiêu chuẩn để bảo quản thực phẩm.

1.13. Sử dụng dụng cụ nấu nướng sạch sẽ

Nồi, chảo và các dụng cụ nấu nướng cần được cọ rửa sạch sẽ ngay sau khi vừa nấu xong. Không sử dụng khăn ẩm mốc hoặc nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Dụng cụ vừa rửa xong cần tráng với nước sôi để diệt khuẩn.

Dụng cụ đựng đồ chín và đồ sống cần phải riêng biệt; không sử dụng các dụng cụ bị hoen gỉ và khó rửa.

1.14. Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Để phòng ngộ độc thực phẩm chúng ta cần thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

2. Phòng chống ngộ độc thực phẩm ngày tết

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Nguyên nhân có thể do nhu cầu mua bán tăng nhanh, thực phẩm kém chất lượng có cơ hội len lỏi vào mâm cơm, bàn tiệc của mỗi gia đình. Hoặc là thực phẩm để lâu bị hỏng, cách bảo quản không đúng cách,… Vì thế bạn nên chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm ngày tết cho gia đình mình:

2.1. Lựa chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc

Chọn thịt có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô, có độ rắn chắc, đàn hồi cao. Lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

Với gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền.

2.2. Mua thực phẩm ở nơi đáng tin cậy

Nên mua thực phẩm ở những nơi có uy tín, tốt nhất có các chứng nhận của cơ quan chức năng. Không mua thực phẩm tươi sống ở những nơi bày bán không đảm bảo vệ sinh.

Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau. Ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy. Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

Nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng. Cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, chúng ta cũng rất cần rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống đúng cách và thường xuyên. Bởi thói quen có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống, từ đó giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm, giúp bạn và gia đình đón Xuân trọn vẹn hơn và vui vẻ hơn.

3. Cách phòng chống ngộ độc ở trường mầm non

Để tránh bị ngộ độc thực phẩm ở trường mầm non cho con em mình, các bậc phụ huynh nên chủ động kiểm soát bữa ăn của con:

Khi lựa chọn trường học cho con, phụ huynh cần kiểm tra trực tiếp cơ sở vật chất của nhà trường. Đặc biệt là khu vực nhà bếp. Bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo được thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều.

– Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.

– Vị trí cách xa nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh

– Gian bếp sạch sẽ, có đầy đủ các khu vực chế biến: khu sơ chế, khu nấu nướng, khu bảo quản, khu rửa…

– Dụng cụ chế biến thức ăn phải được phân loại sống, chín riêng biệt

– Kiểm tra nguồn nước có đảm bảo chất lượng không?

– Nhân viên nhà bếp phải có đồ bảo hộ lao động đầy đủ, có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề

Trong quá trình cho con theo học, phụ huynh cũng nên kiểm tra thường xuyên gian bếp của nhà trường:

– Kiểm tra cách bảo quản thức ăn của gian bếp

– Kiểm tra nhân viên nấu trong bếp có thực hiện đầy đủ các nguyên tắc: rửa tay trước khi nấu, mặc đồ bảo hộ lao động..

– Kiểm tra về nguồn gốc thực phẩm nhà trường nhập về, phải có giấy kiểm định cụ thể

Trên đây là một vài chia sẻ về cách phòng chống ngộ độc thực phẩm vào mùa hè, dịp lễ tết và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trường học. Hi vọng chúng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn cho bạn  về phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital