Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em nếu không phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1.Cha mẹ có biết xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là gì?
1.1. Khái niệm về xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ bị chảy máu. Biểu hiện ra bên ngoài là trẻ bị nôn ói ra máu, đi ngoài ra phân màu đen hoặc có lẫn máu tươi. Mức độ xuất huyết tiêu hóa của mỗi trẻ có có thể ở nhiều tình trạng khác nhau. Có trường hợp được xếp vào diện cần cấp cứu ngay, cần phải chẩn đoán và điều trị sớm. Nhưng cũng có trường hợp xuất huyết nhẹ, trẻ có thể được phép trì hoãn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Trong trường hợp trẻ bị xuất huyết tiêu hóa khi được nhập viện sẽ cần làm các thủ tục như cung cấp oxy, truyền tĩnh mạch, đánh giá mức độ thiếu máu dựa trên các xét nghiệm máu, sẵn sàng truyền máu cho trẻ trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, thăm dò khả năng đông máu,…
1.2 Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như: Thiếu chất dinh dưỡng – thiếu vitamin K; trẻ sinh non, nhẹ cân, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
Viêm loét dạ dày ở trẻ em chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus trong quá trình ăn uống gây nên. Vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể khiến cho dạ dày của trẻ mỏng đi và dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
– Xuất huyết tiêu hóa trên
+ Viêm thực quản
+ Loét thực quản
+ Hội chứng với tên gọi Mallory Weiss
+ Ngộ độc dẫn đến viêm dạ dày tá tràng
+ Dị ứng thuốc, stress
+ Đường mật bị chảy máu
+ Tiêu hóa có dị vật
– Xuất huyết tiêu hóa trên
+ Do nguyên nhân ở ruột non
+ Ruột non bị u máu
+ Viêm ruột hoại tử
+ Vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
+ Lồng ruột
+ Túi thừa Meckel bị viêm loét
+ Đại tràng, trực tràng bị xuất huyết
+ Polyp
+ Viêm ruột non hoại tử
+ Dị ứng thức ăn khiến đại tràng bị viêm
+ Nứt hậu môn
+ Chảy máu ở hậu môn hoặc trực tràng
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em có đầy đủ các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:
– Nôn ra máu tươi
– Đại tiện phân đen hoặc có lẫn máu
– Biểu hiện thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh xao, gầy yếu, không tăng cân, hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu…
– Sốt: Sốt không quá 38 độ C và thường kéo dài từ 3-5 ngày.
– Đau bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi, xanh tái…
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc khuyến cáo, khi trẻ có các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nêu trên cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các loại xét nghiệm được chỉ định nhằm thăm dò hiện tượng xuất huyết hệ tiêu hóa là:
– Xét nghiệm máu:
+ Công thức máu: thăm dò tình trạng thiếu máu, xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn do tiểu cầu.
+ Đánh giá khả năng đông máu
+ Chức năng của thận, gan
– Chẩn đoán hình ảnh
+ Phương pháp nội soi dạ dày
Sau khi tình trạng xuất huyết của trẻ đã ổn định, nên cho trẻ làm nội soi dạ dày trong vòng 12 tiếng sau đó, nhất là đối với những trường hợp có diễn tiến nặng trong xuất huyết. Nhờ nội soi, 0% trường hợp có thể xác định được chính xác vị trí bị xuất huyết. Trong giai đoạn này, phương pháp nội soi còn rất hữu ích trong việc tiên lượng những diễn biến của xuất huyết đường tiêu hóa. Những hình ảnh trả về cho thấy tình trạng viêm loét của dạ dày, thực quản, tá tràng.
+ Nội soi đại tràng
Phương pháp này rất hữu ích trong việc chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa dưới, 80% có thể xác định được vị trí chảy máu. Khi áp dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, điều kiện là đại tràng phải được làm sạch, không có máu và phân để hình ảnh đưa ra không bị che lấp. Trẻ em khi gặp tình trạng đi ngoài ra phân lẫn máu kéo dài cần được làm nội soi đại tràng để xác định có polyp trực tràng hoặc viêm hay không.
+ Phương pháp chụp Xquang bụng: phương pháp này rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán viêm ruột hoại tử đối với trẻ sơ sinh.
+ Siêu âm: Nhằm chẩn đoán lồng ruột ở trẻ
+ Chụp nhấp nháy
+ Chụp động mạch chọn lọc:
Phương pháp này được chỉ định khi nội soi thất bại nhằm xác định những tổn thương trong hệ tiêu hóa. Có giá trị trong xác định nơi xhary máy xa góc treitz, xác định tốc độ máu chảy.
Phương pháp này không chỉ để chẩn đoán mà còn có tác dụng điều trị tắc mạch. Nếu chụp nhấp nháy và chụp động mạch chọn lọc nhưng vẫn không xác định được vị trí chảy máu thì cần đưa trẻ đi nội soi ruột.
+ Nội soi ruột: Đây là phương pháp cố giá trị cao trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa.
3. Điều trị và chăm sóc xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
– Thăm khám kịp thời: Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
– Phối hợp cùng bác sĩ: Cha mẹ cần tin tưởng và hợp tác cùng bác sĩ trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh đó, cần chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ nhanh chóng hồi phục.
– Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống khoa học, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; không ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc xào, đồ ăn chua, cay, lạnh, nước ngọt có ga… Lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, quá no trong một bữa.
– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều
– Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan cho trẻ.
– Thăm khám ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường.
Bệnh xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ, sức khỏe còn yếu kém. Cha mẹ khi thấy những dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chất đoán sớm vị trí xuất huyết cũng như có phác đồ điều trị bệnh vụ thể.