Sốt cao là tình trạng dễ gặp ở trẻ khi trẻ không may mắc bệnh lý. Thế nhưng khi trẻ em sốt cao bị co giật, nhiều cha mẹ hoảng loạn không biết nên làm gì. Vậy trong các tình huống này cần làm gì để giúp trẻ an toàn?
Menu xem nhanh:
1.Tình trạng sốt cao bị co giật ở trẻ
Sốt là tình trạng phổ biến khi trẻ bị ốm và có xảy ra tình trạng viêm nhiễm và là một dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể đang kích hoạt cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân có hại. Theo thống kê, các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa,.. là nguyên nhân phổ biến gây nên các cơn sốt ở trẻ. Thông thường, phần lớn khi trẻ sốt cao sẽ xuất hiện các cơn co giật. Tuy nhiên, ở một số trẻ mặc dù sốt chỉ 38 độ đã xuất hiện các cơn co giật và không ít trẻ sốt rất cao trên 40 độ C cũng chưa bị co giật. Các nghiên cứu về sốt co giật ở trẻ em chỉ ra rằng, thời điểm sốt co giật ở trẻ còn phụ thuộc vào cơ địa sốt co giật ở trẻ.
Đối với sốt cao co giật hay các tình trạng sốt co giật nói chung ở trẻ đều do nguyên nhân não bộ không thích ứng kịp thời với những rối loạn nhiệt độ. Điều này dẫn đến xung thần kinh truyền lại một loạt các phản ứng lên các cơ, gây ra tình trạng co giật.
Các cơn co giật thường chỉ kéo dài trong vài phút rồi dừng lại. Khi sốt cao co giật, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như cứng người, trợn mắt, người nóng ran và tay chân bị giật liên hồi khiến nhiều ba mẹ hoảng sợ hoặc lúng túng. Thế nhưng trên thực tế, các cơn co giật này thường rất lành tính và không gây hại, những biến chứng gây ra thường do những trấn thương trong quá trình trẻ co giật. Mặc dù vậy nhưng cha mẹ cũng tuyệt đối không được lơ là chủ quan bởi khoảng 1 – 2% tình trạng sốt co giật lại là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh động kinh ở trẻ.
2. Xử trí đúng cách khi trẻ em sốt cao bị co giật
Khi trẻ em sốt cao bị co giật, cha mẹ nên làm gì? Xử trí đúng và đủ theo các bước sau sẽ giúp trẻ vượt qua cơn co giật một cách an toàn.
2.1. Bước 1: Các thao tác cần thực hiện lập tức
– Khi trẻ sốt cao và xuất hiện co giật, điều đầu tiên cần làm là đưa trẻ nằm xuống giường hoặc các vị trí bằng phẳng, thoáng và tuyệt đối tránh các vật cứng, vật sắc nhọn xung quanh để hạn chế tối đa chấn thương có thể gặp phải trong cơn co giật.
– Cho trẻ nằm nghiêng để tránh nôn trớ và các chất nôn đi ngược vào đường khí quản của trẻ.
– Nới lỏng quần áo cho trẻ, tuyệt đối không quấn chặt khiến trẻ không cử động vì có thể làm trật khớp, chấn thương.
Ngoài ra cha mẹ cần nhớ tuyệt đối không ngáng miệng trẻ. Đây cũng là sai lầm của rất nhiều người khi sơ cứu người co giật. Vì lo sợ trẻ cắn vào lưỡi nên nhiều cha mẹ dùng vật cứng ngáng nghiêng của trẻ. Việc làm này có thể gây chấn thương vùng xương hàm của trẻ rất lớn vì lúc này lực đang rất mạnh. Hơn thế, khi trẻ sốt cao co giật tức là lượng oxy cung cấp lên não đang rất thấp, đặt vật chắn ở miệng sẽ làm giảm lượng không khí trẻ hít thở khiến cho tình trạng thiếu oxy càng trở nên nghiêm trọng và có thể khiến trẻ tử vong vì ngạt khí.
2.2. Bước 2: Tiến hành hạ sốt cho trẻ
Sau khi đã giúp trẻ nằm tại vị trí bằng phẳng và nới lỏng đồ cho trẻ, cha mẹ hãy nhanh chóng hạ sốt thủ công cho trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch ẩm và ấm lau người cho trẻ, tập trung vào các vị trí dễ hạ nhiệt như trán, vùng nách và bẹn của trẻ.
Trẻ co giật rất khó uống hạ sốt vì có thể gây sặc, nghẹn, hóc, thay vào đó, có thể dùng viên hạ sốt paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg đặt hậu môn cho trẻ.
2.3. Bước 3: Tư thế an toàn cho trẻ
Sau khi hoàn thành các thao tác trên và các cơn co giật đã giảm, rất có thể sau đó trẻ sẽ nôn trớ. Việc của cha mẹ là cho trẻ nằm nghiêng về một bên và hơi ngả đầu về sau để tránh chất nôn đi vào đường hô hấp chặn đường thở của trẻ.
2.4. Bước 4: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể để tránh những cơn co giật tái lại.
2.5. Bước 5: Xử trí khi đến viện
Phần lớn khi di chuyển tới viện thì các cơn co giật đã qua đi mặc dù trẻ vẫn còn sốt, thậm chí sốt cao, lúc này bác sĩ có thể sẽ chỉ định theo dõi cho bé và không yêu cầu dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Bởi phần lớn trong mỗi cơn sốt trẻ thường chỉ xuất hiện cơn co giật một lần duy nhất và việc dùng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân vào thời điểm này có thể khiến trẻ tử vong. Chính vì thế, ba mẹ tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Thay vào đó, nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định đi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán các nguy cơ tiềm ẩn.
3. Phòng ngừa sốt cao co giật cho trẻ
Để phòng ngừa trẻ sốt cao bị co giật, biện pháp tốt nhất là tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi để tránh nhiễm bệnh cho trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt cần chăm sóc trẻ đúng các để tránh sốt cao:
– Hạ sốt bằng các biện pháp thủ công như chườm ấm, mặc thoáng, nằm chỗ thoáng mát,… và thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ.
– Bổ sung oresol cho trẻ để tránh mất nước.
– Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, mềm, dễ hấp thụ, bổ sung nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để cơ thể nhanh hồi phục.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt co giật tái phát cần thăm khám kỹ lưỡng đề phòng các dấu hiệu động kinh ở trẻ.
Trên đây là những thông tin và hướng dẫn xử trí đúng cách khi trẻ em sốt cao bị co giật. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sốt co giật và có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.