Trẻ bị sốt co giật: cách xử trí an toàn

Trẻ bị sốt co giật là triệu chứng khiến nhiều bố mẹ hết sức lo lắng. Vậy trẻ bị sốt kèm triệu chứng co giật có nguy hiểm không? Bố mẹ có cần cho bé nhập viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị không? Khi con bị sốt xuất hiện triệu chứng co giật, bố mẹ cần xử trí như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết nhất tới bố mẹ trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao trẻ bị sốt xuất hiện triệu chứng co giật?

Trẻ nhỏ bị ốm sốt là tình trạng thường gặp. Ở trẻ nhỏ, sốt chính là cơ chế giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó khi trẻ bị sốt, bố mẹ chỉ cần hỗ trợ giúp con hạ sốt, ổn định nhiệt độ và chăm sóc tích cực là bé sẽ mau khỏe lại.

Trẻ bị sốt co giật vì sao?

Vì sao trẻ bị sốt co giật?

Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị sốt co giật lại không đơn giản như vậy. Triệu chứng co giật thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao. Lý do là bởi cơn sốt cao gây kích thích đến não bộ của trẻ và gây ra triệu chứng co giật. Song, một số trường hợp trẻ sốt thường vẫn có thể xuất hiện triệu chứng co giật.

Thực tế, sốt kèm triệu chứng co giật ở trẻ được chia thành 2 loại:

– Trẻ nhỏ co giật do sốt thể ở đơn giản. Ở loại này, trẻ khi bị sốt sẽ xuất hiện triệu chứng co giật thoáng qua, chỉ dưới 15 phút. Biểu hiện như: trẻ co giật một phần cơ thể nhưng không bị mất ý thức, trẻ có thể quay đầu và mắt sang bên đối diện; trẻ bị co cứng, co giật chân hoặc tay hoặc một nửa người…

– Trẻ nhỏ co giật do sốt ở thể phức tạp. Với loại này, trẻ bị sốt xuất hiện triệu chứng cho giật kéo dài hơn 15 phút. Và thường thì trong 24 giờ, bé sẽ xuất hiện nhiều hơn một cơn co giật. Cơn co giật của bé có thể kèm theo các triệu chứng như nôn mửa hay cứng cổ.

2. Trẻ bị sốt co giật thì có gặp nguy hiểm không?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng sốt co giật thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Có khoảng 2-4% trẻ nhóm tuổi này bị sốt kèm theo co giật, trong đó có tới 30% trong số này bị sốt co giật ở thể nặng, tức là bé sốt sẽ bị co giật nhiều lần trong 24 giờ.

Bố mẹ không được chủ qua khi bé sốt kèm co giật

Trẻ sốt kèm co giật có thể biến chứng nguy hiểm, bố mẹ không thể chủ quan

Tuy nhiên, dù trẻ sốt co giật ở thể thường hay phức tạp cũng cần được người lớn xử lý kịp thời và đúng cách. Bởi các bác sĩ TCI cảnh báo, trẻ sốt cao co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: bệnh động kinh, tổn thương não, rối loạn tic, tăng động giảm chú ý…

Như vậy, khi bé bị sốt co giật, các bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Bố mẹ cần có cách xử trí nhanh và đúng đắn để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra với con.

3. Hướng dẫn xử trí bé sốt co giật an toàn, đúng cách

Khi trẻ sốt cao kèm co giật, bố mẹ hay người chăm sóc cần có kĩ năng xử lý tại chỗ rồi nhanh chóng cho bé đến viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bé được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bố mẹ nên xử trí bé sốt co giật an toàn, đúng cách

Bố mẹ cần xử trí bé sốt co giật an toàn, đúng cách

3.1. Sơ cứu tại chỗ khi trẻ sốt cao co giật

Ngay khi trẻ bị sốt cao kèm co giật, bố mẹ hãy áp dụng cách sơ cứu tại chỗ:

– Đầu tiên, bố mẹ hãy cho bé nằm xuống giường hay nơi bằng phẳng và thoáng mát. Bố mẹ cho bé nằm nghiêng khi thấy trẻ có dấu hiệu sẽ nôn. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp chất nôn không bị đi vào đường hô hấp của trẻ. Bố mẹ hãy nới lỏng hay cởi bớt quần áo cho trẻ, để bé được thoải mái hơn một chút.

– Tiếp theo, bố mẹ giúp bé hạ sốt, ổn định lại thân nhiệt bằng cách chườm khăn ấm cho trẻ. Bố mẹ nên chườm nhiều ở các vị trí như trán, nách và bẹn. Cùng với đó, bố mẹ dùng paracetamol đặt hậu môn cho bé. Liều lượng thuốc đặt cần tuân thủ 10-15mg/kg cân nặng. Sở dĩ cần đặt hậu môn vì khi bé co giật, nếu uống thuốc hạ sốt rất có thể gây sặc.

– Khi trẻ đã qua cơn co giật, bố mẹ hãy lật bé nằm nghiêng, đầu hơi ngửa ra sau. Đây là tư thế an toàn để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không tràn vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở của bé.

Lưu ý rằng, khi bé bị sốt co giật, bố mẹ cần bình tĩnh, không được cố gắng cạy răng trẻ ra, không cố gắng dùng sức kìm cơn co giật của trẻ lại vì có thể gây tổn thương đến cơ thể bé. Bố mẹ không chườm lạnh hay dùng cồn để lau cho bé. Bố mẹ cũng không dùng tay cho vào miệng bé, nhằm tránh bé cắn chảy máu gây mất vệ sinh.

3.2. Cho trẻ đi viện cấp cứu càng sớm càng tốt để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời

Sau khi trẻ đã qua cơn co giật, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ cấp cứu hoặc hỗ trợ điều trị kịp thời. Tới bệnh viện, bé sẽ được bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để bé có thể khỏi hẳn triệu chứng sốt co giật.

Đối với trường hợp bình thường, không cần lưu viện, bố mẹ có thể đưa bé về nhà chăm sóc và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Bố mẹ có tham khảo cách chăm sóc đúng đắn để hạn chế tối đa cơn sốt co giật có thể tái lại dưới dây:

– Bố mẹ cần đảm bảo cung cấp cho con khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng. Theo đó các bữa ăn nên đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là đạm, chất béo, bột và rau. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy tăng lượng bú và cữ bú để giúp bé được đủ chất và bù nước.

– Mẹ cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, không đắp chăn kín hay ủ ấm cho bé. Vì điều này có thể khiến bé bị toát mồ hôi, dễ nhiễm lạnh gây biến chứng nặng.

– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, mẹ lại áp dụng cách chườm khăn ấm để con ổn định thân nhiệt.

Trong quá trình chăm sóc con ốm sốt tại nhà, nếu bé sốt cao trên 39 độ C, bố mẹ cần lập tức đưa con nhập viện ngay. Điều này thật sự rất cần thiết với bé từng có tiền sử sốt co giật. Mục đích nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị sốt co giật có thể lặp lại cũng như các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital