Xét nghiệm HPV- phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Xét nghiệm HPV là một trong những xét nghiệm cần thiết trong sản khoa nhằm sàng lọc ung thư cổ tử cung ở nữ giới và phát hiện những dấu hiệu bất thường để sớm có phương hướng điều trị hiệu quả. Tuy nhiên xét nghiệm này dành cho những ai, được tiến hành như thế nào và những lưu ý gì cần phải biết trước khi làm xét nghiệm, bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn tất cả các thắc mắc trên.

1. HPV là gì?

HPV (Human Papilloma Virus)  là một chủng virus khá phổ biến ở con người, lây nhiễm qua đường tình dục. Virus này có thể lây từ người này qua người khác mà không có biểu hiện dấu hiệu hay triệu chứng gì.

Virus HPV được biết đến có thể gây ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn đặc biệt chúng được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư tử cung ở nữ giới. Có đến 100 chủng virus HPV khác nhau và 40% là loại có khả năng gây bệnh cho con người.

Virus có khả năng chuyển hóa tế bào bình thường thành bất thường gây ra ung thư. Chỉ có thể thực hiện tiêm phòng trước khi virus xâm nhập vào cơ thể.  HPV có thể xâm nhập dễ dàng nhất đối với phụ nữ trẻ tuổi đã quan hệ tình dục và hầu như không lây nhiễm bằng đường mẹ sang con.

Có khoảng 100 chủng virus HPV khác nhau và 40% là loại có khả năng gây bệnh cho con người.

Có khoảng 100 chủng virus HPV khác nhau và 40% là loại có khả năng gây bệnh cho con người

2. Xét nghiệm HPV như thế nào?

Để kiểm tra virus HPV có tồn tại trong cơ thể con người hay không cần tiến hành hai loại xét nghiệm:

2.1 Xét nghiệm Pap

Đây là dạng xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường dành cho nữ giới từ 21 tuổi trở lên. Tế bào cổ tử cung được lấy mẫu và phân tích bằng kính hiển vi. Nếu bị nhiễm virus HPV,  hình thái tế bào bị biến đổi (tế bào rỗng).

2.2 Xét nghiệm virus HPV

Dạng xét nghiệm này dành cho phụ nữ trên 30 tuổi, dùng để định loại virus gây nhiễm trùng hoặc có thể dẫn tới ung thư. Vùng bị tổn thương như bị sùi, loét, có dịch hoặc nghi ngờ tổn thương sẽ được lấy mẫu sinh thiết để thực hiện xét nghiệm trên máy sinh học phân tử.

Ngoài ra, nếu kết quả xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của loại tế bào vảy không điển hình (ASCUS) thì cũng tiến hành xét nghiệm virus HPV.

Việc chị em thực hiện các xét nghiệm nào sẽ được tiến hành theo đúng chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa nhằm chẩn đoán được chính xác loại virus và tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể làm các phương pháp khác như nội soi cổ tử cung hoặc siêu âm,…

3. Những đối tượng nào nên xét nghiệm HPV

HPV chủ yếu lây truyền qua việc quan hệ tình dục, vì vậy phụ nữ đã từng quan hệ không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Theo lời khuyên các chuyên gia y tế, xét nghiệm này được chỉ định cho tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục một lần hoặc nhiều lần. Độ tuổi trên 30 được khuyến khích hơn cả vì đây là độ tuổi rất dễ nhiễm virus.

Bên cạnh đó, virus này có thể lây qua da hoặc niêm mạc. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cho thấy nhiễm HPV có thể tự khỏi. Do đó, nếu xét nghiệm phát hiện mắc bệnh thì chị em nên thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư tử cung.

Xét nghiệm HPV được chỉ định cho tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục một lần hoặc nhiều lần

Xét nghiệm HPV được chỉ định cho tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục một lần hoặc nhiều lần

4. Những lưu ý khi tiến hành xét nghiệm

4.1 Chuẩn bị trước khi xét nghiệm HPV

Những quy định cần thực hiện trước khi xét nghiệm không bắt buộc, tuy nhiên các chị em vẫn nên tuân thủ để có được kết quả chính xác nhất:

– Trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm không nên ngừng sử dụng các loại sản phẩm cho vùng kín và tránh quan hệ tình dục. 

– Nên đi xét nghiệm sau khi đã sạch kinh từ 3-5 ngày, đây là thời gian mà bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu tế bào dễ hơn những ngày bình thường. 

4.2 Cách đọc kết quả xét nghiệm HPV

Quy trình xét nghiệm sẽ cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính.

– Trường hợp âm tính không có nghĩa là không có chủng virus HPV nào gây ung thư cổ tử cung. Bởi ung thư cổ tử cung là do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc còn nhiều chủng virus khác chưa được phát hiện khi xét nghiệm. Ngoài ra, với trường hợp HPV âm tính bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng vacxin HPV. 

– Trường hợp dương tính: trong cơ thể có tồn tại virus HPV. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các loại xét nghiệm khác để khẳng định tình trạng bệnh như là: kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung, nội soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap.

Dựa vào kết quả là âm tính hay dương tính mà các bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Bên cạnh đó, xét nghiệm cũng có thể cho kết quả âm tính giả và dương tính giả. Do vậy để tránh những rủi ro không cần thiết, đảm bảo được kết quả chính xác nhất, người bệnh nên thực hiện đúng các chỉ định chuẩn bị trước khi xét nghiệm và nên xét nghiệm lại nếu thấy có nghi ngờ về kết quả.

Xét nghiệm HPV có thể cho kết quả âm tính giả và dương tính giả

Xét nghiệm HPV có thể cho kết quả âm tính giả và dương tính giả

5. Một số biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả mà bác sĩ khuyên nên áp dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:

– Thực hiện tiêm phòng vắc-xin HPV với nữ giới từ 9 đến 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

– Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động khoa học để hạn chế căng thẳng và tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung. 

– Không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục. 

– Cẩn trọng trong việc bảo vệ âm đạo: vệ sinh sạch sẽ, không dùng vòi sen hay thụt rửa mạnh, mặc đồ lót thoải mái,… 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm vì ban đầu bệnh này thường không có dấu hiệu gì. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh ngay cả khi đã tiêm phòng. 

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện và xử lý sớm những bất thường trong cổ tử cung của nữ giới trước khi trở nên nghiêm trọng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân chị em nên tiến hành xét nghiệm này định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital