Viêm phế quản cấp và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính thường diễn tiến nhanh chóng, với những triệu chứng rõ ràng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh dễ tiến triển sang viêm phế quản mạn tính và khó chữa dứt điểm. Do đó, phát hiện bệnh và chữa trị sớm, đúng phương pháp là điều rất cần thiết. 

1. Viêm phế quản cấp là gì?

Phế là phổi, quản là chiếc lá, phế quản là ống đưa không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản trông giống như những khúc cây, phân làm nhiều đoạn, nhiều nhánh từ to tới bé để đưa không khí tới phổi.

Trong phế quản có hai nhánh lớn nhất chính là phế quản gốc phải và trái. Khi các phế quản gốc bị viêm sẽ dẫn đến phù nề lớp tế bào bao phủ mặt trong ống phế quản, phù nề tổ chức ở dưới niêm mạc, co thắt các tổ chức dưới lớp tế bào niêm mạc và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các triệu chứng như ho, hắt hơi, có đờm…

Sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản xảy ra do sự tấn công của virus và vi khuẩn.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp

2.1. Ho là triệu chứng viêm phế quản cấp thường thấy

Người bị viêm phế quản hay bị ho gió, ho khan, ho có đờm. Khi ho, có thể kèm theo cảm giác căng tức ngực, chảy nước mũi.

2.2. Đau họng

Cổ họng của người bệnh có thể sưng đỏ, nóng rát và đau khi thở.

2.3. Tiết đờm

Phản ứng viêm sẽ gây nên hiện tượng chảy dịch đờm và có màu trắng, vàng hoặc xanh.

2.4. Sốt

Người bệnh có thể bị sốt theo từng đợt hoặc sốt liên tục. Tuy nhiên, cũng có người mắc bệnh nhưng không bị sốt.

2.5. Thở khò khè

Thành phế quản sưng, viêm, phù nề gây hẹp lòng phế quản. Do đó, khi ho, không khí đi qua khe hẹp nên sẽ gây ra tiếng khò khè.

2.6. Mệt mỏi

Khi bị ho, người bệnh cảm thấy buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp.

Mệt mỏi là dấu hiệu bệnh viêm phế quản.

2.7. Biểu hiện khác

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có các biểu hiện khác như khó thở, thở nhanh.

3. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính thường bắt nguồn từ các nguyên nhân:

3.1. Virus gây viêm phế quản cấp

Virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp, dịch SARS và một số chủng herpes virus là nguyên nhân chính gây bệnh ở thời điểm hiện tại.

3.2. Viêm phế quản cấp do vi khuẩn

Là nguyên nhân hiếm gặp hơn so với virus. Thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình gồm Mycoplasma và Chlamydia, nhóm vi khuẩn sinh mủ ít gặp hơn. Do liên cầu, Hemophilus influenza: ít gặp ở người lớn, thường đi cùng với biểu hiện sốt và các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

3.3. Sức đề kháng kém gây bệnh viêm phế quản cấp

Điều này có thể là kết quả của bệnh mãn tính như cảm cúm hoặc từ một tình trạng bệnh mãn tính khiến khả năng miễn dịch của bạn bị tổn hại. Người già, trẻ em dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị viêm đường phế quản vì có sức đề kháng yếu.

3.4. Bệnh lý trào ngược dạ dày

Các cơn ợ nóng kéo dài có thể gây kích ứng cổ họng của bạn có thể khiến bạn dễ dàng bị bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phổi dẫn tới tử vong, nhiễm trùng phổi…

3.5. Khói thuốc lá

Chất nicotin có trong khói thuốc là tác nhân khiến niêm mạc hệ hô hấp bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn hút thuốc hoặc tiếp xúc với người hút thuốc, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý viêm phế quản phổi và viêm phế quản mãn tính.

3.6. Tiếp xúc với hóa chất

Bạn sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn nếu làm việc xung quanh một số chất gây kích ứng phổi như các loại bông hay vải tổng hợp, hoặc đang tiếp xúc với khói hoá chất (amoniac, clo…).

3.7. Thay đổi thời tiết

Sự thay đổi thời tiết đột ngột dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp gây viêm, sưng.

4. Cách điều trị viêm phế quản cấp đạt hiệu quả

Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám.

Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

4.1. Điều trị sốt

Có hai loại thuốc hạ sốt thông dụng là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Với ibuprofen, người bệnh chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (trên 38,5 độ trở lên).

Với những người có bệnh lý tim, phổi, thận… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin làm thuốc hạ sốt ở trẻ em, người lớn bị hen, bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng…

4.2. Điều trị ho

Ho là một phản xạ có lợi giúp đẩy đờm, vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi ho có thể dẫn đến nôn ói, mất ngủ… Người bệnh nên uống đủ nước lọc để cải thiện tình trạng ho, khạc đờm. Có thể dùng kèm thêm thuốc tiêu đờm đối với bệnh nhân có đờm nhiều, hoặc khó khạc đờm.

Người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm ho, vì dùng thuốc giảm ho sẽ làm giảm sự bài tiết đờm, do đó làm giảm quá trình hồi phục của người bệnh.

Khi điều trị lâu dài mà bệnh nhân vẫn ho dai dẳng, cần chú ý tình trạng co thắt phế quản, đồng thời cần chú ý đến các biến chứng kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản nếu bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.

4.3. Điều trị sổ mũi, nghẹt mũi

Không dùng thêm thuốc kháng histamin và dùng thuốc chống khô mũi để làm giảm nghẹt mũi do nguy cơ tác dụng phụ cao. Việc rửa mũi với nước muối không được khuyến khích. Phun hơi ẩm trong nhà cũng có thể giúp giảm khô mũi.

Đối với trẻ em, không cần khí dung nước muối hoặc thuốc dãn phế quản nếu trẻ không có khò khè, hoặc khò khè nhẹ không đáp ứng với thuốc dãn phế quản.

 4.4. Thuốc làm loãng đờm

Trên thị trường có nhiều loại thuốc với tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như bromhexin, acetylcystein, carbocystein… Tuy nhiên hiệu quả của các loại thuốc này ở trẻ em tương đối hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ đã uống đủ nước.

4.5. Khí dung thuốc giãn phế quản

Có thể áp dụng phương pháp khí dung thuốc giãn phế quản để điều trị viêm phế quản cấp. Tuy nhiên chỉ khí dung nếu tình trạng khò khè có cải thiện sau khí dung. Do vậy cần khí dung tại cơ sở y tế và dưới sự theo dõi, kiểm soát của bác sĩ.

Không nên sử dụng thuốc giãn phế quản bằng đường uống. Bởi các thuốc này hiệu quả thấp và có tác dụng phụ như: run tay, đỏ mặt, hồi hộp, đánh trống ngực…

4.6. Thuốc kháng virus

Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là virus cúm. Thuốc kháng virus cúm cần cho sớm trong 36 giờ đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng.

4.7. Khoáng chất và vitamin

– Vitamin C được chứng minh không giúp ích gì trong điều trị đợt cấp viêm nhiễm hô hấp.

– Kẽm có tác dụng rất ít và gây tác dụng phụ là buồn nôn.

Hầu hết các trường hợp bệnh tự khỏi bệnh sau 2-3 tuần. Một số trường hợp xảy ra biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi. Những trường hợp này cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để điều trị.

Hiện Thu Cúc TCI là đơn vị khám chữa các bệnh lý đường hô hấp đạt chuẩn với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, giúp người bệnh an tâm thăm khám. Vui lòng liên hệ chuyên khoa Hô hấp Thu Cúc TCI qua hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital