Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì – top những loại rau tốt cho người bệnh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây ảnh hưởng ở đường tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, chán ăn,… khiến tình trạng cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Bởi vậy kết hợp cùng các phương pháp điều trị thì thực đơn hàng ngày là yếu tố vô cùng quan trọng giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng khó chịu và đau đớn. Rau xanh là một thành phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, vậy nhưng, bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì để xoa dịu và bồi bổ dạ dày của người bệnh thì không phải ai cũng biết được. Những chia sẻ về các loại rau dưới đây sẽ gợi ý cho bạn.

1. Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn rau gì?

1.1 Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì – Những loại rau tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày

Chất xơ trong rau củ quả rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, một số loại rau lại chứa một lượng lớn carbohydrate, dạng chất xơ không hòa tan gây khó tiêu hóa. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe dạ dày,  người bệnh mắc viêm loét dạ dày chỉ nên bổ sung các loại rau sau đây vào thực đơn:

Rau bắp cải 

Là loại rau chứa nhiều vitamin, cụ thể là 2 loại vitamin U và vitamin K (72%) có chức năng chữa lành, làm lành vết thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit dịch vị tăng cao. 

Ngoài ra, bắp cải còn có chứa lượng chất xơ tốt giúp thúc đẩy lợi khuẩn bifidobacteria, lactobacilli, dễ dàng cho quá trình tiêu hóa, tránh táo bón. 

Vitamin U trong bắp cải có thể biến mất khi rau được nấu chín quá ở nhiệt độ cao, vì vậy nên sử dụng bắp cải để làm nước ép, salad bắp cải…

Rau cải bẹ xanh 

Chứa lượng vitamin K lớn cũng có tác dụng làm dịu, làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày. Đồng thời lượng vitamin C dồi dào trong cải bẹ xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, hạn chế tiết dịch vị ở người viêm loét dạ dày.

Rau chân vịt 

Là loại rau chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như vitamin A, D, E, K, axit béo thực vật omega 3 dồi dào. Bên cạnh đó đã có nghiên cứu xác minh trong loại rau này chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau có khả năng chống viêm và chống ung thư, do đó chúng sẽ giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét hiệu quả. 

Rau chân vịt có giá trị dinh dưỡng cao khi tươi, đông lạnh, hấp, đun sôi nhanh chóng. 

Súp lơ xanh 

Đây là loại rau có chứa nhiều dưỡng chất như protein, gluxit, vitamin… với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì

Rau bắp cải, rau cải bẹ xanh, súp lơ xanh là ba loại rau tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Rau mồng tơi 

Có đặc tính mát, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa táo bón. Trong rau mồng tơi có lượng chất nhầy rất tốt cho lớp niêm mạc dạ dày, chống viêm.

Rau thì là

Thì là có chứa polyacetylenes tối ưu hiệu quả trong việc chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, người mắc viêm loét dạ dày ăn rau này trong thực đơn ăn uống của mình sẽ rất có lợi.

1.2. Các loại củ nên ăn khi bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày

Ngoài một số loại rau xanh thì các loại củ được liệt kê dưới đây cũng giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức mạnh cho dạ dày.

Củ cà rốt

Với hàm lượng chất chống oxy hóa, beta carotene, các vitamin K, A, C và khoáng chất dồi dào, cà rốt được xem là một trong những thực phẩm tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. 

Loại củ này chứa luteolin, chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư, do dó làm giảm tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Củ khoai lang 

Trong khoai lang có chứa lượng beta carotene cao, đây là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời cho cơ thể bởi beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển thành vitamin A sau khi chúng ta ăn. Vitamin A giúp cơ thể có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng và lây lan rộng của các vết viêm loét.

Ngoài ra, khoai lang còn có nồng độ chlorine cao, làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm ít hơn, cụ thể là giảm tình trạng viêm dạ dày.

Khoai lang giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, buồn nôn…

Củ khoai tây

Trung bình trong một củ khoai tây chứa khoảng 26g cacbohidrat với hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong tinh bột khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày, hấp thu lượng axit dư thừa, giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng.

Với khả năng kháng khuẩn khoai tây còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong dạ dày, cụ thể là tại vị trí niêm mạc dạ dày.

2. Loại rau người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn

Rau là thực phẩm mang lại nhiều dưỡng chất và cần thiết trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn có những loại rau mà người bị bệnh viêm loét dạ dày nên tránh kẻo gây hại đến quá trình điều trị sau đây:

2.1. Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn rau muối chua

Nhiều loại rau có thể muối chua có khả năng kích thích quá trình tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa, khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn như rau cải, rau bắp cải, cải thảo, su hào, dưa chuột, hành… Mặc dù cảm thấy ngon miệng nhưng khi mắc bệnh cần hạn chế tối đa tránh nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe sau này bởi nồng độ axit có trong những món đồ muối chua là tương đối cao. 

viêm loét dạ dày nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì

Rau muối chua làm dạ dày tiết nhiều dịch vị, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn

2.2. Các loại rau sống

Bổ sung rau xanh vào thực đơn cho người mắc viêm loét dạ dày là cần thiết, tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khi chúng được nấu chín, tránh ăn sống bởi rau sống có chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng đi vào dạ dày và làm tổn thương nặng hơn các vết loét.

Không những thế một số loại rau ăn sống như húng chó, rau mùi, xà lách, kinh giới… có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan, có thể kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.

3. Một số nguyên tắc ăn uống dành cho người viêm loét dạ dày

Để tình trạng viêm loét dạ dày thuyên giảm người bệnh nên lưu ý kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

– Ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa, không nên ăn khuya làm dạ dày hoạt động quá tải

– Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín, nên ăn đồ ăn mềm để bớt gây áp lực cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày

– Hạn chế tối đa các thực phẩm gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ…

– Nên tăng cường bổ sung thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm tiết axit dạ dày và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như: Cơm trắng, bánh mì, chuối, nước ép táo, nước dừa, sữa chua, gừng, nghệ, mật ong…

– Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya

– Tránh vận động ngay sau khi vừa ăn no xong

– Ngoài việc người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì, thì còn cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng, áp lực.

viêm loét dạ dày nên ăn gì và nên tập thể dục để thuyên giảm triệu chứng

Một số bài tập thể dục sẽ làm giảm triệu chứng đau do viêm dạ dày

Bài viết là những thông tin cần thiết cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày chú trọng các loại rau nên sử dụng trong khẩu phần ăn và cần tránh ăn các loại rau như thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ dạ dày phục hồi. Người bệnh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt hợp lý là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa và sớm đánh bại được bệnh tật trở về cuộc sống bình thường.

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm loét dạ dày nên và không nên ăn rau gì để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thì người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế để nhanh chóng khỏi bệnh, ngăn ngừa được tiến triển cũng như biến chứng của bệnh. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital