Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội. Hiện nay nhiều người bị viêm loét dạ dày gây sốt. Vậy triệu chứng bệnh như vậy có gây nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về viêm loét dạ dày trong bài viết.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm dạ dày gây sốt là gì?
Viêm loét dạ dày gây sốt là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị kích ứng hoặc mức độ viêm nặng. Tình trạng sốt khi bị viêm dạ dày xảy ra đột ngột sau khi người bệnh bị viêm dạ dày cấp tính. Cũng có trường hợp bị sốt do viêm dạ dày mạn tính.
Thông thường viêm dạ dày kèm sốt thường do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Vì vậy người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám ngay.
2. Bệnh viêm loét dạ dày kèm sốt có nguy hiểm không?
Khi bị viêm dạ dày, người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp như: Đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng bụng,…Nếu bệnh nhân xuất hiện thêm sốt thì mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ sốt.
2.1 Viêm loét dạ dày gây sốt nhẹ
Những người bị viêm dạ dày kèm sốt nhẹ không cần quá lo lắng. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước tình trạng xuất hiện viêm nhiễm ở dạ dày.
Trường hợp này bệnh nhân chỉ cần hạ sốt bằng cách đơn giản như: Uống nhiều nước, bù điện giải, lau người bằng nước gừng,…
2.2 Viêm loét dạ dày gây sốt cao
Bệnh nhân bị viêm dạ dày có triệu chứng sốt cao kèm theo đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn, nôn ra máu thì cần hết sức thận trọng. Khi sốt cao người bệnh có thể kèm đau nhức, mệt mỏi, thậm chí là co giật.
Các triệu chứng đi kèm cũng nghiêm trọng hơn nên khiến bệnh nhanh chuyển biến nặng. Người bệnh có thể bị thủng dạ dày, xuất huyết hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
3. Biện pháp xử lý khi bị đau dạ dày kèm sốt
Nếu không may bị đau dạ dày kèm sốt người bệnh nên làm gì? Dưới đây là một số bí kíp để xử lý khi bị dau dạ dày kèm sốt mà mọi người nên áp dụng. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ mang tính khắc phục tạm thời. Bệnh nhân cần uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ để điều trị tận gốc viêm loét dạ dày.
3.1 Chườm mát
Đây là phương pháp xử lý bệnh đau dạ dày kèm sốt khá nhanh và được nhiều người áp dụng. Cách này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị khăn sạch, vải mềm thấm nước ấm rồi vắt khô và đắp lên các vị trí trên cơ thể: Nách, trán, bẹn giúp giải nhiệt cho cơ thể. Bạn cần liên tục thay khăn để cơn sốt nhanh giảm. Tuyệt đối khi đang sốt không nên chườm nước nóng hoặc nước quá lạnh gây sốc nhiệt.
3.2 Xông hơi
Bên cạnh phương pháp chườm khăn bạn cũng có thể giảm sốt bằng cách xông hơi. Khi tiến hành xông hơi nước sẽ thấm dần dần vào da. Việc này giúp da tiết mồ hôi, tản nhiệt và hạ sốt từ từ. Người bệnh có thể thêm thảo dược, tinh dầu vào nước xông sẽ mang lại hiệu quả hơn.
3.3 Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Khi bị sốt bạn nên ăn nhiều trái cây, đặc biệt là các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C. Bạn cũng nên uống nhiều nước để tránh tình trạng sốt cao gây mất nước. Sốt khiến cơ thể mất sức vì vậy bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh hoạt động quá sức khi đang sốt khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3.4 Uống thuốc giảm đau dạ dày
Một số người khi sốt hoặc đau dạ dày sẽ lựa chọn uống thuốc hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên sử dụng thuốc được ví như con dao hai lưỡi có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
3.5 Trường hợp đặc biệt cần gặp bác sĩ nhanh chóng
Nếu cơn đau dạ dày xuất hiện dữ dội, sốt cao, biểu hiện nôn mửa liên tục, nôn ra máu, khó thở, ngất xỉu,…thì bệnh nhân cần tới bệnh viện cấp cứu kịp thời. Các dấu hiện trên rất có thể bệnh nhân đang bị: Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng.
4. Những điều cần lưu ý với người bị viêm loét dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày bình thường và viêm loét dạ dày gây sốt cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này giúp cải thiện triệu chứng và phòng bệnh.
– Nên chia nhỏ bữa ăn để làm đệm cho chất tiết acid dạ dày nhằm hạn chế acid gây tổn thương niêm mạc
– Hạn chế ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày: Các loại gia vị, các hoa quả có vị chua, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đồ chiên rán,…
– Không nên uống nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích
– Tuyệt đối nên tránh xa thuốc lá vì trong đó chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe
– Nên nhờ bác sĩ tư vấn về các loại thuốc kháng sinh, giảm đau trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc sử dụng, tự ý tăng giảm liều lượng
– Duy trì cân nặng ổn định. Các triệu chứng chướng bụng, táo bón thường xuất hiện ở những người thừa cân
– Tập luyện hàng ngày làm tăng nhịp tim, nhịp thở là hoạt động giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của cơ đường ruột giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Nếu không có thời gian bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày
– Hạn chế căng thẳng. Stress làm tăng sản sinh acid dịch vị dạ dày và làm hoạt động tiêu hóa chậm lại
– Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, canxi, sắt, kẽm,…
– Tái khám đúng hẹn và đem theo sổ y bạ cũng như tên các loại thuốc đang dùng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích dành cho nhiều người khi bị viêm loét dạ dày gây sốt. Bạn không nên chủ quan ngay cả khi các dấu hiệu xuất hiện nhẹ. Bệnh càng được điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.