Viêm khớp háng là bệnh lý có thể để lại ảnh hưởng tiêu cực nặng nề cho sự phát triển thể chất của trẻ. Xác định chính xác nguyên nhân khởi phát bệnh viêm khớp háng ở trẻ giúp điều trị bệnh lý này hiệu quả hơn. Bài viết sau chia sẻ với bố mẹ những nguyên nhân khởi phát đó, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm khớp háng: Nguyên nhân
Theo chuyên gia, nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng viêm khớp háng, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn là ẩn số. Tất cả những gì chúng ta có là kết luận về một số nguy cơ tương đối chắc chắn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm khớp háng. Những nguy cơ đó cụ thể là: Yếu tố di truyền; cấu trúc xương – khớp của trẻ có khiếm khuyết, virus tấn công trẻ khi hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện hoặc đang suy giảm; chấn thương đầu gối của trẻ không được điều trị hoặc được điều trị không nghiêm túc.
Bên cạnh những yếu tố nguy cơ đó, viêm khớp háng cũng dễ xuất hiện ở trẻ hơn nếu trẻ có: Bệnh lý tự miễn, viêm màng hoàng dịch, hoại tử chỏm xương đùi, nhiễm trùng khớp,… Tuy nhiên, những trường hợp trẻ vừa có những vấn đề này vừa bị viêm khớp háng là không nhiều.
2. Viêm khớp háng: Nhận biết và điều trị
2.1. Dấu hiệu nhận biết viêm khớp háng ở trẻ
Viêm khớp háng có thể phát triển âm thầm ở một bên hoặc cả hai bên trong giai đoạn sớm và chỉ biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn muộn. Lúc đó, viêm khớp háng có biểu hiện như sau: Trẻ sưng, đau vùng xương chậu đồng thời bị hạn chế hoạt động như: Đi tập tễnh, khó hoặc không thể xoay khớp háng, khó hoặc không thể ngồi xổm. Trước khi các dấu hiệu này xuất hiện, trẻ có thể sốt, viêm tai, viêm mũi. viêm họng, rối loạn tiêu hóa.
2.2. Điều trị viêm khớp háng ở trẻ
2.2.1. Chẩn đoán
Về bản chất, viêm khớp háng là một bệnh lý lành tính, nếu phát hiện kịp thời, có thể điều trị triệt để mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh dễ dàng bị chẩn đoán nhầm thành lao khớp háng. Đồng nghĩa với việc bệnh dễ dàng “không được điều trị sớm”. Những trường hợp bị chẩn đoán nhầm, khi được phát hiện thường đã ở trong giai đoạn muộn – giai đoạn chỏm xương đùi đã tiêu biến hoàn toàn. Khi đã ở trong giai đoạn này, trẻ viêm khớp háng thường sẽ phải chung sống trọn đời với các hậu quả cơ học nặng nề, như thoái hóa khớp khi trưởng thành là một ví dụ điển hình. Bởi thế, khi trẻ có dấu hiệu viêm khớp háng, bố mẹ phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế thực sự uy tín để thăm khám. Với đội ngũ y – bác sĩ chất lượng và hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến, nguy cơ trẻ bị chẩn đoán nhầm, từ viêm khớp háng thành lao khớp háng, sẽ được hạn chế.
Tại các cơ sở y tế như thế, để chẩn đoán viêm khớp háng, chuyên gia sẽ thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng cho trẻ. Trong đó:
– Thăm khám lâm sàng bao gồm: Khai thác biểu hiện bệnh lý lâm sàng ở các vùng háng, xương chậu, đầu gối,…; kiểm tra chức năng vận động; khả năng chịu lực của khớp háng,…
– Thăm khám cận lâm sàng bao gồm: Siêu âm khớp háng, chụp X-quang khớp háng, chụp CT, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp,…
2.2.2. Điều trị
Sau thăm khám và chẩn đoán, phương pháp điều trị viêm khớp háng phù hợp sẽ được chuyên gia chỉ định cho trẻ tùy thuộc tình trạng nặng – nhẹ của bệnh lý này. Cụ thể, trẻ viêm khớp háng sẽ được chỉ định một hoặc kết hợp một vài phương pháp điều trị cùng lúc như sau: Điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình khớp và điều trị ngoại khoa.
– Điều trị nội khoa: Điều trị viêm khớp háng bằng nội khoa, chủ yếu trẻ sẽ được sử dụng kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm. Kháng sinh có tác dụng phụ trong một vài trường hợp. Nếu trẻ rơi vào một trong những trường hợp đó, bố mẹ phải thông báo ngay để chuyên gia điều chỉnh loại hoặc lượng hoặc cả loại và lượng kháng sinh trẻ uống.
– Vật lý trị liệu: Ít khi được chỉ định đơn độc mà thường được chỉ định kết hợp với điều trị nội khoa. Vật lý trị liệu giúp cải thiện tích cực viêm khớp háng, hạn chế bệnh lý này chuyển biến xấu. Để phát huy tối đa hiệu quả, trẻ cần tham gia vật lý trị liệu đủ và đúng hướng dẫn của chuyên gia.
– Chỉnh hình khớp háng: Trẻ viêm khớp háng nặng, để để lại di chứng cần thiết phải chỉnh hình khớp háng, để đảm bảo khả năng vận động cho trẻ ở hiện tại và trong tương lai. Sau chỉnh hình khớp hàng, trẻ cần hạn chế vận động một thời gian. Thời gian này kéo dài bao lâu, khác nhau ở mỗi trẻ và sẽ được chuyên gia thông báo rõ ràng.
– Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật: Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình khớp háng không đáp ứng yêu cầu điều trị. Trong tất cả các phẫu thuật điều trị viêm khớp háng, thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật phổ biến nhất. Nhìn chung, thay khớp háng hay các phẫu thuật điều trị viêm khớp háng khác đều tồn tại nhiều rủi ro, cần thận trọng khi tiến hành.
Phía trên là các thông tin cơ bản về viêm khớp háng ở trẻ bố mẹ nhất định phải biết để hạn chế di chứng bệnh lý này để lại cho trẻ. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết, nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!