Viêm kết mạc cấp: Hiểu đúng để xử trí chính xác

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Mùa xuân – mùa của viêm kết mạc cấp đã đến. Thông tin về viêm kết mạc cấp là kiến thức mà ai trong chúng ta cũng nên biết để luôn giữ cho bản thân một sức khỏe thị giác hoàn hảo. Bài viết sau của Thu Cúc TCI chia sẻ nhiều thông tin cơ bản những hữu ích về bệnh lý nhãn khoa này, đọc ngay bạn nhé!

1. Viêm kết mạc là gì?

Kết mạc là lớp niêm mạc mỏng, bao phủ mặt trong mí mắt và mặt ngoài nhãn cầu, bảo vệ mí mắt và nhãn cầu khỏi các tác nhân tiêu cực từ môi trường. Kết mạc chứa nhiều tuyến nhỏ, những tuyến này có nhiệm vụ sản xuất nước mắt, giúp bôi trơn, duy trì sự thoải mái cũng như chức năng của nhãn cầu. Viêm kết mạc là bệnh lý nhãn khoa mà trong đó, kết mạc bị nhiễm trùng.

2. Đâu là nguyên nhân phát sinh viêm kết mạc?

Viêm kết mạc có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus và Haemophilus influenzae có thể gây viêm kết mạc cấp.

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc.

– Vi khuẩn: Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc. Cụ thể, các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus và Haemophilus influenzae có thể gây bệnh lý nhãn khoa này.

– Virus: Một số virus cũng có thể gây viêm kết mạc, ví dụ như Adenovirus, Herpes simplex virus và virus cúm.

– Dị nguyên: Viêm kết mạc có một số lượng không hề nhỏ các trường hợp phát sinh do những dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông động vật, một số hóa chất sinh hoạt và công nghiệp… Tuy nhiên, chỉ người có cơ địa dị ứng mới bị kích thích bởi các dị nguyên này và phát sinh viêm kết mạc.

– Nấm: Nấm cũng có thể là một nguyên nhân gây viêm kết mạc, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.

3. Nhận biết viêm kết mạc như thế nào?

Triệu chứng viêm kết mạc ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Một số dấu hiệu phổ biến bạn có thể sử dụng để nhận biết viêm kết mạc là: Đỏ mắt, sưng mắt, chảy nước mắt sống (đây là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, được thực hiện nhằm loại bỏ tác nhân gây viêm kết mạc), ngứa mắt, nhức mắt, xuất hiện giả mạc (màng đục bao phủ mặt trong mí mắt), nhạy cảm với ánh sáng….

Triệu chứng viêm kết mạc ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu phổ biến bạn có thể sử dụng để nhận biết viêm kết mạc là đỏ mắt, sưng mắt…

4. Bệnh lý nhãn khoa viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các biến chứng viêm kết mạc có thể xuất hiện:

– Viêm giác mạc: Tình trạng nhiễm trùng tại kết mạc có thể lan vào giác mạc, gây viêm giác mạc.

Viêm màng bồ đào: Nếu nhiễm trùng lan vào màng bồ đào, người bệnh có thể viêm màng bồ đào.

– Suy giảm thị lực một phần hoặc mất thị lực toàn phần vĩnh viễn: Nếu không được điều trị đúng cách, viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến thị lực. Trường hợp nặng, người bệnh có thể suy giảm thị lực một phần hoặc mất thị lực toàn phần vĩnh viễn.

5. Điều trị viêm kết mạc cấp ra sao?

Điều trị viêm kết mạc phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Khi có triệu chứng viêm kết mạc, bạn nên thăm khám với chuyên gia nhãn khoa càng sớm càng tốt để được chuyên gia chẩn đoán xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tương ứng với nguyên nhân đó.

5.1. Thuốc điều trị viêm kết mạc cấp theo nguyên nhân gây bệnh

– Thuốc điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn: Viêm kết mạc do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng nhỏ. Một số thuốc kháng sinh dạng nhỏ phổ biến có thể được chỉ định để điều trị viêm kết mạc là như tobramycin, ciprofloxacin, ofloxacin

– Thuốc điều trị viêm kết mạc do virus: Viêm kết mạc do virus thường được điều trị bằng acyclovir hoặc ganciclovir. Đây là thuốc kháng virus dạng nhỏ.

– Thuốc điều trị viêm kết mạc do dị nguyên: Thuốc điều trị viêm kết mạc do dị nguyên là thuốc kháng histamin dạng nhỏ. Cetirizine, loratadine, azelastine là những thuốc kháng histamin có thể được sử dụng để điều trị viêm kết mạc.

Ngoài những thuốc trên, nếu viêm kết mạc nặng, người bệnh có thể sẽ được chuyên gia chỉ định thêm thuốc chống viêm corticosteroids dạng nhỏ, như dexamethasone, prednisolone… hoặc thuốc chống viêm không steroid, như flurbiprofen, ketorolac…

Việc sử dụng các thuốc trên phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Chuyên gia sẽ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho bạn, như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm corticosteroids hoặc thuốc chống viêm không steroid…

Việc sử dụng các thuốc trên phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

5.2. Những lưu ý khác trong điều trị viêm kết mạc cấp

– Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%: Đây là việc đơn giản bạn có thể làm để làm dịu hầu hết các triệu chứng viêm kết mạc. Bằng việc vệ sinh mắt, bạn cũng loại vỏ của tác nhân tiêu cực từ môi trường nên việc này cũng giúp bạn đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

– Cho mắt nghỉ ngơi: Cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế ánh sáng mạnh cũng có thể làm dịu các triệu chứng viêm kết mạc, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

– Cách ly mắt với các tác nhân tiêu cực từ môi trường: Cách ly hoàn toàn các tác nhân tiêu cực từ môi trường, như hóa chất sinh hoạt, khói thuốc lá… là việc bạn nên làm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm kết mạc, giúp quá trình điều trị bệnh lý này diễn ra suôn sẻ hơn.

Phía trên là một số thông tin cơ bản nhưng hữu ích về viêm kết mạc cấp. Theo đó, viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng kết mạc – lớp niêm mạc mỏng bao phủ mặt trong mí mắt và nhãn cầu. Tình trạng này có thể phát sinh do vi khuẩn, virus, dị nguyên, nấm. Khi nó xuất hiện, người bệnh thường sưng, đỏ, ngứa, nhức mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng… Viêm kết mạc là một bệnh lý nhãn khoa lành tính. Tuy nhiên, bệnh lý nhãn khoa này vẫn có thể biến chứng đến viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, đe dọa sức khỏe thị giác của người bệnh. Để hạn chế tối đa nguy cơ viêm kết mạc biến chứng, khi có dấu hiệu, bạn nên thăm khám với chuyên gia. Chuyên gia sẽ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho bạn, như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm corticosteroids hoặc thuốc chống viêm không steroid… Các thuốc này, người bệnh phải sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital