Viêm kết mạc sơ sinh là gì? Điều trị viêm kết mạc sơ sinh thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm kết mạc sơ sinh là bệnh liên quan đến mắt khá phổ biến. Do trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn rất yếu nên nếu không được điều trị viêm kết mạc kịp thời có thể khiến cho trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mù lòa.

1. Các loại viêm kết mạc sơ sinh thường gặp

Viêm kết mạc sơ sinh

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là bệnh lý về mắt khá phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

Thông thường, trẻ sơ sinh mắc bệnh lý viêm kết mạc sẽ có các dấu hiệu như mí mắt bị sưng đỏ, đau mắt,… Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc ở trẻ như tắc tuyến lệ, nhiễm virus hay vi khuẩn truyền từ mẹ sang con. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể chia thành 4 loại:

1.1. Viêm kết mạc sơ sinh do virus Chlamydia gây ra

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường lây lan qua đường quan hệ nam nữ và có thể gây ra bệnh lý viêm kết mạc cũng như nhiễm trùng sinh dục. Nếu phụ nữ bị nhiễm khuẩn Chlamydia mà không được điều trị trước khi sinh thì có khả năng sẽ lây truyền sang cho con.

Khi trẻ mắc viêm kết mạc do Chlamydia sẽ có biểu hiện mắt đỏ, mí sưng và xuất hiện gỉ mắt dạng mủ. Các dấu hiệu này thường xuất hiện từ 5-12 ngày sau sinh. Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc bởi Chlamydia trachomatis cũng sẽ bị nhiễm trùng ở bộ phận khác trên cơ thể, thậm chí vi khuẩn có thể gây tổn thương cho phổi và vòm họng.

1.2. Viêm kết mạc sơ sinh do virus/vi khuẩn lậu cầu

Những phụ nữ bị bệnh lậu mà không được điều trị sẽ có thể truyền vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh cho bé trong khi sinh. Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn lậu cầu sẽ có biểu hiện mắt đỏ, gỉ mắt dạng mủ đóng dày và mí mắt sưng. Đối với loại viêm kết mạc này, các dấu hiệu sẽ xuất hiện từ 2-4 ngày sau khi sinh và có thể đi kèm với một số bệnh lý khác như nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não,…

1.3. Viêm kết mạc do trẻ bị dị ứng với thuốc nhỏ mắt

Việc nhỏ thuốc mắt cho trẻ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn là điều cần thiết, tuy nhiên, nhiều trẻ có vùng mắt nhạy cảm có khả năng bị kích thích và phản ứng với dị ứng. Triệu chứng của loại viêm này là mắt sẽ đỏ nhẹ, có một vài trường hợp mí mắt sẽ sưng. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ có thể kéo dài từ 24-36 giờ rồi biến mất.

1.4. Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn gây bệnh khác

Những virus, vi khuẩn sống trong âm đạo của mẹ mà không lây truyền qua đường tình dục cũng có khả năng gây bệnh viêm kết mạc cho trẻ. Ngoài ra, các loại virus gây ra mụn rộp sinh dục và miệng cũng có nguy cơ gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và làm tổn thương mắt nghiêm trọng. Tuy nhiên, viêm kết mạc do virus herpes gây ra ít phổ biến hơn các loại trên. Các dấu hiệu của bệnh cũng bao gồm mắt đỏ, mí mắt sưng và có một vài trường hợp mắt sưng mủ.

2. Điều trị viêm kết mạc sơ sinh bằng cách nào?

Viêm kết mạc sơ sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau để có thể bảo vệ thị lực của bé một cách tối đa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Trước đây, để điều trị viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ thường dùng bạc nitrat, tuy nhiên, hiện nay, việc điều trị đã chuyển sang các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh thay thế.

Nếu bệnh lý ở các giai đoạn đầu còn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Nếu tình hình trở nặng hơn thì bác sĩ sẽ sử dụng các loại kháng sinh dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu nặng hơn, các bác sĩ sẽ kết hợp cả 2 phương pháp vừa tra thuốc kết hợp với kháng sinh đường uống/tiêm. Nếu mắt của trẻ bị nhiễm trùng sẽ cần sử dụng dung dịch nước muối để vệ sinh, giúp loại bỏ gỉ mắt dạng mủ tích tụ.

Đối với viêm kết mạc nguyên nhân do tắc tuyến lệ, trẻ sẽ được massage nhẹ nhàng vùng giữa mắt và mũi. Nếu 1 tuổi mà bệnh không thuyên giảm, các bác sĩ sẽ cân nahức đến việc thông lệ đạo bằng thủ thuật.

2.1. Viêm kết mạc do Chlamydia

Đối với loại viêm kết mạc này, các loại thuốc kháng sinh uống như erythromycin sẽ có hiệu quả điều trị đạt khoảng 80%. Chính vì thế, bác sĩ sẽ kết hợp thuốc uống này kết hợp với việc tra thuốc mỡ để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ.

2.2. Viêm kết mạc do virus lậu

Đối với nguyên nhân do virus lậu gây ra thì các bác sĩ sẽ kết hợp cả tra thuốc và có thể tiêm kháng sinh nếu bệnh lý trở nặng. Đây cũng là loại bệnh lý có thể khiến trẻ bị loét giác mạc và nguy cơ mù lòa tăng cao.

2.3. Viêm kết mạc sơ sinh do dị ứng với thuốc

Nếu là do dị ứng với thuốc thì cha mẹ có thể đổi thuốc cho trẻ và theo dõi tình hình sức khỏe trong vòng 24-36 giờ. Nếu trẻ không đỡ thì cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.4. Viêm kết mạc do các loại virus/vi khuẩn khác

Viêm kết mạc do vi khuẩn/virus có thể sử dụng dạng thuốc nhỏ, thuốc mỡ để điều trị. Ngoài ra, nếu viêm kết mạc do virus thì bác sĩ sẽ điều trị chủ yếu dựa trên việc hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm và sử dụng các thuốc bôi trơn để bảo vệ nhãn cầu.

Nhìn chung, việc điều trị viêm kết mạc sơ sinh không quá phức tạp. Tuy nhiên, cha mẹ cần phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị hiệu quả. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chữa trị tại nhà mà cần bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc để ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng, mù lòa.

3. Phòng ngừa viêm kết mạc hiệu quả ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc sơ sinh

Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm kết mạc, cha mẹ cần đưa đến thăm khám tại các cơ sở Nhãn khoa uy tín để có thể xác định nguyên nhân và có các chỉ định phù hợp.

Để phòng ngừa viêm kết mạc cho trẻ, các mẹ bầu khi mang thai cần được theo dõi, xét nghiệm và loại trừ các bệnh lý như lậu, giang mai,…

Nếu trong khi mang thai và trước khi sinh, mẹ bầu nhiễm virus vi khuẩn gây viêm kết mạc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cách giảm thiểu nguy cơ lây từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh nếu có các dấu hiệu của viêm kết mạc thì cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa tình trạng biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, thậm chí là mù lòa.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những thông tin này có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn để có thể phòng tránh cho trẻ mắc bệnh cũng như có các phương pháp điều trị đúng đắn để bảo vệ thị lực cho trẻ một cách tối đa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital