Viêm gan B là một trong những bệnh phổ biến nhất trên Thế giới. Bệnh do virus viêm gan B gây ra và có thể biến chứng thành mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết virus viêm gan B lây qua những con đường nào? Cách phòng bệnh ra sao? Đây là một vấn đề quan trọng, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay nhiễm trùng gan do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của gan. Nếu viêm gan B ở giai đoạn nặng có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Tính riêng trong năm 2015, khoảng 257 triệu người trên Thế giới sống chung với viêm gan B. Trong năm 2018, viêm gan B là nguyên nhân gây tử vong của 887.000 người. Theo ước tính, khoảng 12,5% dân số Việt Nam bị nhiễm viêm gan B. Đó thực sự là con số báo động. Đặc biệt hơn, vì đa phần mọi người không biết viêm gan B lây qua những con đường nào nên càng giúp bệnh có cơ hội lây lan nhanh hơn.
2. Triệu chứng của người bị nhiễm bệnh viêm gan B
Trong giai đoạn đầu, viêm gan B hầu như không có triệu chứng cụ thể. Thậm chí, bệnh còn không có triệu chứng với những người bị nhiễm viêm gan B thể ngủ. Các triệu chứng điển hình như:
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
-Thường xuyên đau nhức xương khớp
– Da chuyển sang sắc tố vàng
– Nước tiểu có màu vàng sẫm
– Buồn nôn, ói mửa
– Cảm giác đau nhói hạ sườn phải,…
Các biểu hiện này chỉ xuất hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn 2. Vì thế, viêm gan B còn được xem như “sát thủ thầm lặng”, sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.
3. Khả năng lây lan của viêm gan B
Theo các nhà khoa học, khả năng lây truyền của viêm gan B cao hơn so với HIV. Virus viêm gan B có thể tồn tại ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, virus có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể người bệnh không được bảo vệ bằng vaccine. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 75 ngày (dao động từ 30-180 ngày). Bệnh có thể được phát hiện trong vòng 30-60 ngày kể từ thời điểm nhiễm bệnh.
4. Theo nghiên cứu bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào?
Nhiều người do thiếu kiến thức nên không biết đề phòng trước những nguy cơ truyền bệnh. Do đó, biết viêm gan B lây qua những con đường nào sẽ là vô cùng quan trọng.
4.1 Bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào? Bệnh thường lây qua đường máu
Virus viêm gan B có khả năng tồn tại trong máu. Do đó, khi da hoặc niêm mạc của chúng ta tiếp xúc với máu của người bị nhiễm viêm gan B thì nguy cơ nhiễm viêm gan B là rất cao. Việc dùng chung kim tiêm và ống tiêm sẽ là giúp viêm gan B lây lan nhanh chóng.Viêm gan B cũng có thể bị lây trong quá trình truyền máu, phẫu thuật, nha khoa, xăm hình, dùng chung dao cạo,…
Virus HBV cũng được tìm thấy trong sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật,… nhưng mật độ khá thấp. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tỷ lệ nhiễm HBV nếu da hoặc niêm mạc bị tổn thương tiếp xúc với các dịch này.
4.2 Viêm gan B lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục cũng là con đường dễ dàng lây nhiễm viêm gan B. Lý do là bởi HBV có thể tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch. Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm viêm gan B, virus có trong dịch của người nhiễm sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước sau đó di chuyển vào máu. Những trường hợp thường bị lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục là những nam giới quan hệ đồng tính với nhiều người hoặc tiếp xúc với gái mại dâm.
4.3 Vậy thì bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào? Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con
Đa số các trường hợp lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ tới những tháng sau sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mẹ bị viêm gan B đều sẽ lây sang cho con. Quá trình lây nhiễm phụ thuộc vào một số chỉ số:
– Nồng độ HBV trong cơ thể mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ (tính theo AND)
– Tình trạng HbeAg của mẹ. Nếu HBeAg (+) càng cao thì tỷ lệ lây truyền càng cao.
Vây câu hỏi đặt ra là nếu người mẹ bị viêm gan B thì có nên cho con bú không? Câu trả lời là HBV có thể “cư ngụ” trong sữa nhưng hàm lượng rất ít. Do đó, hãy chú ý xem đầu vú của mẹ có vết thương không hoặc có chảy máu không. Ngoài ra, nếu xác định bản thân bị bệnh, người mẹ tốt hơn không nên cho con bú trực tiếp.
5. Các phòng bệnh viêm gan B
Khi đã biết viêm gan B lây qua những con đường nào, dưới đây là những cách để bạn phòng tránh:
5.1 Tiêm vaccine viêm gan B
Tiêm vaccine luôn là phương pháp hiệu quả nhất. Theo WHO, trẻ em cần được tiêm liều vaccine viêm gan B đầu tiên trong vòng 24h sau sinh. Mũi thứ hai của bé vào lúc một tháng tuổi, mũi thứ ba lúc 2 tháng tuổi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm mũi nhắc thứ 4 khi trẻ được 1 năm. Vaccine có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ trẻ cho đến khi trường thành.
Người lớn nếu chưa có kháng thể với viêm gan B sẽ được tiêm đủ 3 mũi vaccine với trình tự là 1-2-3. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là 30 ngày. Sau khoảng 5-10 năm, bạn hãy tiêm mũi nhắc lại. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn.
5.2 Phòng bệnh cho mình và cho người khác
Nếu bạn bị nhiễm viêm gan B, hãy chú ý để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm cho người khác. Tuyệt đối tránh việc tiếp xúc qua đường máu; Tránh dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng sinh hoạt cá nhân dễ gây tổn thương như dao cạo râu, xăm hình,… Ngoài ra, bạn cũng cần quan hệ tình dục an toàn và tránh quan hệ bừa bãi.
Tóm lại, viêm gan B là bệnh có khả năng lây truyền cao và có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Tiêm vaccine và áp dụng lối sống lành mạnh sẽ là cách bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Hãy luôn nhớ rằng tiêm vaccine là một việc rất dễ dàng nhưng sẽ rất khó để điều trị một khi bạn mang trong mình virus viêm gan B. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua những con đường nào và cách để phòng tránh bệnh!