Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều người phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nhưng không biết bị viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào để chủ động đi khám.
Menu xem nhanh:
1.Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?
1.1 Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc một số cơ quan của đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ niệu đạo hoặc từ hệ thống lọc của thận đi xuống.
Khi cơ thể có ít một trong số các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên chủ động đi thăm khám:
– Rối loạn tiểu tiện; Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, tiểu buốt
– Nước tiểu có màu bất thường (máu hoặc mủ), có mùi khó chịu.
– Vùng niệu đạo ngứa ngáy, đau rát.
– Đau lưng, vùng bụng dưới, đau sau khi quan hệ. Niệu đạo sưng đỏ có thể chảy mủ.
Viêm đường tiết niệu nếu không đi thăm khám sớm và điều trị có thể lây lan ra toàn bộ hệ tiết niệu, gây áp xe, suy thận, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong. Không những thế viêm đường tiết niệu còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Vậy viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào là tốt nhất để chủ động đi khám?
1.2 Bị viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?
Trong y học có một khoa gọi là khoa tiết niệu – chuyên nghiên cứu các bệnh lý xảy ra ở đường tiết niệu. Do đó, người bệnh đi khám viêm đường tiết niệu có thể đến các phòng khám chuyên khoa tiết niệu hoặc các bệnh viện, phòng khám đa khoa có khoa thận – tiết niệu. Ở một số bệnh viện có thể kết hợp cả khoa nội tiêu hóa – tiết niệu hay khoa ngoại – tiết niệu.
– Khoa thận – tiết niệu: Điều trị các bệnh lý viêm cầu thận,viêm đài bể thận, viêm bàng quang, hội chứng thận hư, bệnh thận mạn,..
– Khoa nội tiêu hóa – tiết niệu: Khoa điều trị thăm khám các bệnh lý về tiêu hóa kết hợp với các bệnh lý về đường tiết niệu
– Khoa Ngoại – tiết niệu: thực hiện khám, điều trị các bệnh về đường tiết niệu sinh dục có kết hợp với can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu, ghép thận,..
Hiện nay, ở hầu hết các cơ sở y tế, phòng khám công lập và tư nhân đều có các dịch vụ khám thận tiết niệu. Tuy vậy, người bệnh cần chú ý lựa chọn các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, đặc biệt là có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tiết niệu thực hiện việc thăm khám. Việc chúng ta chọn được địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo quá trình cũng như kết quả khám bệnh chính xác, nếu có vấn đề gì bất thường bác sĩ cũng có thể phản ứng kịp thời.
2. Tại sao phải đi khám viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu bản chất là bệnh lành tính, chủ yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì người bệnh thường xuyên đi tiểu và có cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu gây khó tập trung vào công việc. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và kịp thời nó dễ tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
2.1 Hệ thống đường tiết niệu bị tổn thương
Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mãn tính sẽ gây ra hiện tượng tiểu ra máu và mủ khiến cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng.
2.2 Ảnh hưởng đến sinh sản
Vì đường tiết niệu của liên quan đến các cơ quan sinh dục nên vi khuẩn rất dễ tấn công làm ảnh hưởng đến các cơ quan này.
2.3 Nhiễm trùng thận
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lội ngược dòng lên thận gây tổn thương cơ quan này. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, suy thận.
2.4 Nhiễm trùng máu
Tình trạng viêm nhiễm tại đường tiết niệu tái phát nhiều lần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân với các biểu hiện như sốt cao, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
2.5 Đe dọa thai kỳ
Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, sinh non,…
2.6 Hẹp niệu đạo ở nam giới
Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể khiến cho niệu đạo của nam giới bị hẹp lại gây khó khăn và đau đớn khi đi vệ sinh.
2.7 Đời sống tình dục suy giảm
Nữ giới bị bệnh lý này sẽ thường xuyên xuất hiện cơn đau ở bụng dưới, đau âm đạo. Nam giới thì sẽ bị đau khi xuất tinh hoặc cương dương. Một số trường hợp có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Chính vì vậy mà họ cảm thấy không thoải mái, sợ quan hệ, chất lượng đời sống tình dục vì thế mà giảm đi rất nhiều.
3. Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu giúp đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiểu.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
– Không sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như chất khử mùi tại chỗ, tắm bồn có chứa xà phòng.
– Sau khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo.
– Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì điều này khiến nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
– Điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu,…
– Thăm khám sức khỏe định kỳ và đi khám khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp cho những người bệnh còn băn khoăn chưa biết viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào có được thông tin cần thiết. Bệnh viêm đường tiết niệu không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Vì vậy việc phát hiện sớm và chủ động thăm khám giúp việc điều trị bệnh đơn giản và hiệu quả hơn.