Vì sao cần phải khám dinh dưỡng cho người bệnh gout?

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Lâm

Bác sĩ Dinh dưỡng

Bên cạnh những bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường… thì bệnh Gout cũng là bệnh có tốc độ gia tăng nhanh ở nước ta. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp chính là yếu tố then chốt giúp điều trị thành công bệnh gout. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp thắc mắc cho người đọc: “Vì sao phải khám dinh dưỡng cho người bệnh gout?”

1. Tổng quan về bệnh gout

1.1. Bệnh gout là bệnh gì?

Bệnh gout là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến cho các tinh thể monosodium bị lắng đọng ở các tổ chức như ống thận và nhu mô thận, bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp. Bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và nữ giới sau tuổi mãn kinh.

Bệnh gout là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến cho các tinh thể monosodium bị lắng đọng ở các tổ chức như ống thận và nhu mô thận, bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp.

Bệnh gout là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến cho các tinh thể monosodium bị lắng đọng ở các tổ chức như ống thận và nhu mô thận, bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp.

1.2. Có những loại gout nào?

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia và các bác sĩ chia bệnh gout thành 3 loại:

– Gout nguyên phát: Loại này chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên, với thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia và ăn nhiều thực phẩm chứa purine.

– Gout thứ phát: Loại này là hậu quả của tăng acid uric máu mà nguyên nhân là cơ thể gia tăng sản xuất acid uric máu, hoặc acid uric không được thải bỏ qua thận, hoặc cả hai.

– Gout bẩm sinh: Nguyên nhân chính là do di truyền hoặc do bất thường về gen.

1.3. Triệu chứng bệnh gout

Những triệu chứng của bệnh này thường xảy đến đột ngột nhưng người bệnh sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất là vào buổi đêm. Thực tế, ở một số trường hợp, người bệnh không phát hiện được bệnh vì triệu chứng không rõ ràng. Đến khi người bệnh phát hiện ra những bất thường thì bệnh đã trở thành mãn tính hoặc cấp tính.

Thông thường, các biểu hiện của bệnh chỉ thường diễn ra trong 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng thì bệnh có thể kéo dài đến vài tuần. Một vài biểu hiện thường gặp ở bệnh:

– Khớp sưng tấy, đau đột ngột, dữ dội;

– Khớp đau hơn khi chạm vào;

– Xung quanh khớp nóng hơn;

Triệu chứng phổ biến của bệnh gout là khớp sưng tấy, đau đột ngột, dữ dội...

Triệu chứng phổ biến của bệnh gout là khớp sưng tấy, đau đột ngột, dữ dội…

2. Bệnh gout có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Bệnh gout không chỉ gây ra những cơn đau nhức mà bệnh gout còn gây ra các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát.

2.1. Xuất hiện tophi (các nốt, cục sần):

Đây được coi là biến chứng dễ bắt gặp nhất của bệnh gout. Tophi chính là những khối tinh thể urate cứng, ở bên dưới da. Chúng hình thành ngay tại các khớp và sụn ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân, mắt cá chân hoặc thậm chí là ở cả quanh lỗ tai.

Tophi chỉ gây đau đớn khi nào cơn gout bùng phát, khiến cho chúng bị viêm và sưng lên. Các tophi theo thời gian cũng sẽ phát triển, có khả năng ăn mòn các mô cùng với da ở quanh khớp và gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

Tophi chính là những khối tinh thể urate cứng, ở bên dưới da, hình thành ngay tại các khớp và sụn ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân, mắt cá chân...

Tophi chính là những khối tinh thể urate cứng, ở bên dưới da, hình thành ngay tại các khớp và sụn ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân, mắt cá chân…

2.2. Tổn thương và biến dạng khớp

Nếu bệnh gout không được phát hiện sớm và chữa trị tận gốc thì các cơn gout sẽ tiếp tục tái phát. Chính chứng viêm xảy ra trong các cơn gout, kết hợp với sự phát triển của các tophi sẽ tạo ra những tổn thương ở các mô khớp. Từ đó, khớp bị cứng lại và gây ảnh hưởng đến sự vận động.

Không những thế, những tổn thương này còn khiến cho khớp bị viêm, làm cho xương bị xói mòn, mất sụn, gây biến dạng khớp. Đây cũng là một trong những biến chứng điển hình của bệnh gout. Ở những trường hợp nặng, người bệnh còn phải thực hiện phẫu thuật để khắc phục những tổn thương ở khớp, thậm chí phải thay cả khớp.

2.3. Những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận

Sỏi thận

Người mắc bệnh gout thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. bởi các tinh thể urate tích tụ quá nhiều, quá lâu trong đường tiết niệu, dẫn đến hình thành sỏi thận. Khi sỏi thận cản trở đường tiểu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát mỗi khi nhịn tiểu nhiều lần hoặc đi tiểu. Hơn nữa, sỏi thận làm cho nước tiểu bị ứ đọng, gây ra tình trạng viêm nhiễm trong hệ thống tiết niệu.

Đa số sỏi thận đều nhỏ và hoàn toàn có thể thoát ra ngoài theo đường tiết niệu trong khoảng 1 đến 2 ngày. Chính vì thế, người bệnh cần uống nhiều nước để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng mà không cần can thiệp.

– Suy thận:

Khi các tinh thể urate tích tụ ngày càng nhiều khiến cho sỏi thận ngày càng phát triển, gây tổn thương và để lại sẹo cho thận. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi thận sẽ dẫn đến suy thận.

Người mắc bệnh gout thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận, lâu dần sẽ chuyển thành suy thận.

Người mắc bệnh gout thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận, lâu dần sẽ chuyển thành suy thận.

2.4. Ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc

Bệnh gout chuyển thành mãn tính sẽ khiến người bệnh gặp phải những cơn đau kéo dài và liên tục. Khi đó, việc đi lại, làm việc cũng như những vận động khác sẽ bị cản trở. Việc sống chung với những cơn đau nhức lâu dần sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và tâm của bệnh nhân.

Khi cảm thấy khó có thể kiểm soát được cảm xúc, người bệnh hãy cởi mở, thoải mái trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Tránh để bản thân rơi vào lo lắng, chán nản, trầm cảm, gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.

3. Vì sao cần phải khám dinh dưỡng cho người bệnh gout?

Như đã chia sẻ, bệnh gout ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân gây bệnh chính là do sự gia tăng sản xuất acid uric trong cơ thể hoặc giảm đào thải acid uric ở thận hoặc cả hai. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể giúp kìm hãm sự tiến triển của bệnh. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng phù hợp còn giúp phòng chống được các cơn gout bùng phát, hạn chế những tổn thương khớp.

Tuy nhiên, không phải người bệnh gout nào cũng biết chế độ dinh dưỡng thế nào là phù hợp, thế nào là khoa học. Chính vì thế, việc khám dinh dưỡng cho người bệnh gout là rất cần thiết.

Khám dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh:

– Nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân nói chung và tình trạng urate trong máu nói riêng, nhờ những trang thiết bị hiện đại mà cá nhân người bệnh không thể tự kiểm tra;

– Được các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng đánh giá và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả;

– Được thiết kế thực đơn chuyên biệt, hiệu quả và quan trọng nhất là phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng người. Điều này giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong việc ăn uống mà vẫn có lợi cho sức khỏe.

Khám dinh dưỡng cho người bệnh gout là rất cần thiết.

Khám dinh dưỡng cho người bệnh gout là rất cần thiết.

4. Tổng kết

Có thể nói, bệnh gout có nhiều cách để điều trị nhưng thực hiện khám dinh dưỡng cho người bệnh gout là cách đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, người bệnh đã hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh gout, cũng như tầm quan trọng của việc khám dinh dưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital