Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi lại nguy hiểm?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi luôn là nỗi ám ảnh của không ít cha mẹ có con em bị bệnh. Vậy vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm đến vậy? Cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng của bệnh một cách hiệu quả? Cha mẹ đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi do những nguyên nhân nào gây ra?

– Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, lại không biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân nên trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

– Thủ phạm gây ra bệnh tay chân miệng là nhóm virus đường ruột, cụ thể là virus có tên là: Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71).

– Virus Enterovirus 71 (EV71) có mức độ gây bệnh nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đây cũng là lý do vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm, cần được theo dõi sát sao và có biện pháp điều trị, phòng ngừa tích cực.

– Theo nghiên cứu, ở các quốc gia có khí hậu ôn đới, tay chân miệng ở trẻ thường chỉ xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt giữa mùa hè và mùa thu. Còn ở những nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì hầu như bệnh xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12.

Tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi luôn là nỗi ám ảnh của không ít cha mẹ có con em bị bệnh.

Tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi luôn là nỗi ám ảnh của không ít cha mẹ có con em bị bệnh.

2. Bệnh tay chân miệng ở bé 1 tuổi có những triệu chứng nhận biết nào?

Thực ra không khó để nhận biết trẻ mắc tay chân miệng. Bởi lúc này, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện rõ ràng các triệu chứng của bệnh rõ ràng. Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách để bệnh có thể thuyên giảm.

– Trẻ bị nổi ban đỏ trên da: Những nốt ban  này có màu hồng (không ngứa, không đau), có dạng phỏng nước, có đường kính trung bình khoảng từ 2 – 5mm và xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… Sau vài ngày, chúng sẽ chuyển thành các bọng nước.

– Xuất hiện các vết loét miệng: Những vết loét có màu đỏ với đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, tập trung chủ yếu ở lưỡi và vòm miệng, khiến bé đau và khó khăn khi ăn uống.

– Trẻ có thể bị sốt: Tình trạng sốt có thể là nhẹ hoặc sốt cao, tùy tình trạng bệnh và cơ địa của bé.

Tuy nhiên, ở một số bé sẽ xuất hiện các biến chứng nặng hơn, vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng. Các biểu hiện cho thấy tình trạng của bé trở nên nguy hiểm như:

– Trẻ sốt cao liên tục và không thể hạ nhiệt mặc dù đã can thiệp các biện pháp hạ sốt.

– Trẻ giật mình, hốt hoảng không lý do.

– Mệt mỏi, ngủ li bì, ngủ gà, không vui chơi như mọi ngày.

– Cơ thể toát mồ hôi, lạnh toàn thân, đặc biệt ở tay, chân.

– Nhịp thở của trẻ bất thường: Lúc thở nhanh, lúc thở nông, thở khò khè, rút lõm ngực, ngưng thở.

– Run tứ chi, run người.

Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến phòng khám, cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời, tránh tình huống xấu nhất.

Những vết loét có màu đỏ với đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, tập trung chủ yếu ở lưỡi và vòm miệng, khiến bé đau và khó khăn khi ăn uống.

Những vết loét có màu đỏ với đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, tập trung chủ yếu ở lưỡi và vòm miệng, khiến bé đau và khó khăn khi ăn uống.

3. Bệnh tay chân miệng ở bé 1 tuổi vì sao lại nguy hiểm?

Dưới đây là những lý do lý giải vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý:

3.1 Bệnh tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ yếu

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Do đó, cơ thể rất nhạy cảm, chỉ một sự tác động nhỏ nào đó cũng khiến cơ thể trẻ mắc bệnh. Không chỉ có vậy, sức đề kháng yếu còn là điều kiện thuận lợi để bệnh diễn biến nhanh và nghiêm trọng.

3.2 Bệnh tay chân miệng ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm do trẻ em chưa biết cách bảo vệ bản thân

Trẻ 1 tuổi còn rất còn non nớt nên chưa có cách bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh. Bé vui chơi, hoạt động theo bản năng là chủ yếu, chưa phân biệt được những yếu tố gây hại cho cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị nhiễm bệnh, nhất là khi bệnh tay chân miệng.

3.3 Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan nhanh chóng

Có thể thấy rằng, chỉ cần tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ mũi họng, dịch tiết từ bọng nước hay phân của người bệnh là trẻ đã có nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng.

Do đó, trẻ nhỏ trong khi tiếp xúc với môi trường đông người mà trong số đó có bé bị bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

3.4 Bệnh chân tay miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ 1 tuổi thường không tự phát hiện được những dấu hiệu bất thường của cơ thể mình. Do đó nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện, điều trị tích cực bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như: gây suy hô hấp, viêm phổi, viêm não… thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

3.5 Chân tay miệng ở trẻ có thể tái lại nhiều lần

Những bé đã từng bị tay chân miệng rồi vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần nữa, nhất là những bé có hệ miễn dịch kém, sinh non, suy dinh dưỡng,… Trong khi đó lại chưa có, bệnh tay chân miệng lại chưa có vắc xin phòng. Do đó, đây chính là mối lo ngại lớn cho các ba mẹ có con nhỏ.

Trong bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần đưa con em mình đến bệnh viện tế để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra với trẻ.

Trong bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần đưa con em mình đến bệnh viện tế để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra với trẻ.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, cha mẹ có thể hiểu được vì sao tay chân miệng ở trẻ em 1 tuổi lại nguy hiểm, để từ đó có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, trong bất cứ trường hợp nào cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần đưa con em mình đến bệnh viện tế để được theo dõi và điều trị tích cực, phòng tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital