Xoay quanh vấn đề vi khuẩn HP có chữa được không, việc điều trị bệnh trong bao lâu, điều trị bệnh thực hiện bằng cách nào là những thắc mắc được mọi người quan tâm hàng đầu.
Menu xem nhanh:
1. Vi khuẩn HP có chữa được không?
1.1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP với tên tiếng anh đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trong môi trường axit mạnh ở dạ dày người. Tại đây, vi khuẩn sẽ tiết ra một loại enzyme là urease để trung hòa độ acid. Chính hoạt động này là tác nhân phá hủy lớp bảo vệ thành dạ dày và bắt đầu gây ra các tổn thương ở dạ dày.
Vi khuẩn HP có mức độ lây lan cao trong cộng đồng thông qua 3 đường lây chính:
– Lây nhiễm HP trực tiếp qua đường miệng – miệng
– Lây nhiễm HP gián tiếp qua đường phân – miệng
– Lây nhiễm HP trực tiếp qua đường dạ dày – dạ dày
1.2. Giải đáp: Vi khuẩn HP có chữa được không?
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính là bệnh lý có thể được chữa khỏi. Trong trường hợp nghi ngờ các dấu hiệu nhiễm khuẩn bao gồm các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, khó tiêu, ợ chua, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, rối loạn phân,… bạn cần tiến hành thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán có hay không vi khuẩn HP ở dạ dày. Khi đã có kết luận chính xác về HP dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Một điều cần lưu ý, vi khuẩn HP dù đã được chữa khỏi vẫn có thể tái nhiễm. Ở lần tái nhiễm sau đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn vì gặp phải tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Chính vì vậy, đối với việc điều trị HP cần tuân thủ đúng các chỉ định được đưa ra và không chủ quan phòng bệnh đúng cách ngay cả khi đã được điều trị khỏi.
2. Điều trị HP trong bao lâu sẽ âm tính trở lại?
Thông thường, việc sử dụng phác đồ thuốc kháng sinh điều trị HP sẽ cần kéo dài trong ít nhất 2 tuần. Trong các trường hợp phát triển bệnh lý khác có thể cần điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần tiếp theo để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên, hiện nay vì vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc nên việc chữa trị có khỏi hay không và thực hiện điều trị trong bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể và cách người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị.
Đặc biệt lưu ý với các trường hợp vi khuẩn HP tái nhiễm. Người bệnh không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ vì khả năng cao vi khuẩn HP đã hình thành đề kháng mới với kháng sinh đã dùng. Trên hết, người bệnh cần tiếp tục thăm khám và thực hiện các chỉ định bác sĩ đưa ra cũng như sử dụng thuốc đúng cách mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất trong thời gian tối ưu.
3. Chữa vi khuẩn HP đúng cách
3.1. Vi khuẩn HP có chữa được không? Chữa bằng thuốc
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có thể được điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ cần đánh giá chính xác về tình trạng bệnh cụ thể, khả năng dung nạp kháng sinh ở mỗi ca bệnh để chỉ định nhóm kháng sinh tương thích phù hợp.
Như đã nói ở trên, vi khuẩn HP có đề kháng ngày một cao với kháng sinh. Vì vậy nhằm tăng tỷ lệ điều trị thành công, trong phác đồ diệt trừ vi HP sẽ cần kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên theo đúng các phác đồ Bộ Y tế ban hành như sau:
– Phác đồ liệu pháp 3 thuốc
– Phác đồ liệu pháp 4 thuốc
– Phác đồ điều trị nối tiếp
– Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc có thêm kháng sinh Levofloxacin
Về việc dùng thuốc kháng sinh sẽ cho hiệu quả điều trị HP tốt nhất ở lần thực hiện đầu tiên. Tức là ở những trường hợp tái nhiễm thường sẽ gặp nhiều khó khăn và yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong việc điều trị. Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo mỗi người bệnh nhiễm vi khuẩn HP cần tuân thủ triệt để phác đồ điều trị HP được chỉ định để diệt trừ triệt để vi khuẩn thành công ngay từ lần đầu và ngăn ngừa bệnh tái phát.
3.2. Ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ
Thực hiện một chế độ ăn uống đúng khoa học cùng nếp sống sinh hoạt điều độ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu quan trọng trong việc phòng bệnh sau khi đã điều trị bệnh thành công. Người bệnh có HP dạ dày cần lưu ý các yêu cầu sau đây:
– Bổ sung đầy đủ nhóm thức ăn có chứa nhiều chất xơ, cung cấp đủ vitamin và chất chống oxy hóa cao. Nên lựa chọn các thực phẩm như bông cải, cải kale, cải bó xôi, các loại quả mọng, chuối, táo,…
– Những loại thực phẩm cung cấp lượng lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Điển hình nhất là có trong sữa chua, rượu kefir, miso, kim chi.
– Một số thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc điều trị các vấn đề ở dạ dày như: dầu thực vật các loại (dầu olive, dầu hạt cải, dầu đậu nành,..), mật ong, nghệ, gừng, trà xanh, cam thảo, nha đam,…
– Đảm bảo yêu cầu về vấn đề an toàn vệ sinh trong ăn uống, hạn chế tối đa việc ăn hàng quán vỉa hè không sạch sẽ, lưu ý lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc.
– Không uống rượu bia.
– Không hút thuốc lá.
– Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya, tránh để cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng kéo dài.
– Vận động thể thao đều đặn đúng cường độ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và tốt cho các hoạt động trao đổi chất ở hệ tiêu hóa.
4. Kết luận
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP có chữa được hay không là có. Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác và tiến hành điều trị đúng phác đồ.