Có khoảng 30% người bệnh phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn 2. Đặc điểm của bệnh trong giai đoạn này như thế nào, phương pháp điều trị tích cực là gì để giảm nguy cơ chuyển biến sang giai đoạn 3, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đặc điểm ung thư gan bước sang giai đoạn 2
1.1 Ung thư gan giai đoạn 2 phát triển như thế nào
Khi ung thư gan bước sang giai đoạn thứ hai trong số bốn giai đoạn phát triển của ung thư, nghĩa là lúc này khối u ác tính đã xâm lấn đến mạch máu hoặc nhiều khối u kích thước không vượt quá 5cm. Các tế bào ung thư chưa vượt ra khỏi phạm vi của gan, chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết hay cơ quan lân cận khác.
1.2 Triệu chứng của ung thư gan sang giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, người bệnh có thể trải qua những triệu chứng tác động đến sức khỏe như sau:
– Đau bụng khu vực gan: Người bệnh cảm thấy nặng nề ở vùng bụng bên phải, càng lâu mức độ đau càng tăng lên, cơn đau không có quy luật.
– Chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn và nôn ói: Sự phát triển của khối u có thể tác động đến hệ tiêu hóa của người bệnh gây các vấn đề rối loạn.
– Vàng da, da sậm dần đi, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu
– Sốt là một dấu hiệu có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn sớm của ung thư gan, tuy nhiên triệu chứng này không điển hình nên dễ bị bỏ qua.
Với các triệu chứng lâm sàng kể trên, bác sĩ sẽ khai thác thêm các thông tin về bệnh sử, tuổi tác… sau đó sẽ tiến hành chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệp máu, chụp CT, sinh thiết… để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có phải mắc ung thư gan hay không, nếu có thì ung thư đã tiến triển đến mức độ nào.
2. Giải đáp bệnh ung thư gan giai đoạn 2 có nguy hiểm không?
Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong xếp đầu bảng trong số các loại ung thư, ung thư gan là nỗi ám ảnh đối với nhiều người vì tiên lượng kém và khả năng điều trị khó hơn các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra tiên lượng sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, tiền sử bệnh gan, thời điểm tiếp nhận điều trị, khả năng đáp ứng của cơ thể với phác đồ… Ung thư gan được đánh giá là có tiên lượng tốt nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, thể trạng tốt, không có kèm các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan virus… Ngược lại bệnh nhân sẽ có tiên lượng xấu nếu phát hiện ở giai đoạn muộn đồng thời có thể trạng kém kèm các bệnh lý bề gan như trên.
Đối với ung thư gan giai đoạn 2 nói riêng thì người bệnh vẫn còn nhiều cơ hội để điều trị, cơ hội sống sau 5 năm nếu điều trị theo phác đồ tích cực có thể là 20-30%.
3. Nên làm gì khi phát hiện bệnh
Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được tiếp nhận điều trị ung thư gan càng sớm càng tốt. Việc điều trị đúng hướng và kịp thời sẽ ngăn tế bào ác tính tiến triển sang giai đoạn 3, 4.
Bên cạnh đó, cách tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn khả năng mắc ung thư gan và phát hiện sớm ung thư gan ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt thăm khám định kỳ là cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như xơ gan, viêm gan virus B, C, viêm gan mạn tính do rượu… Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, sinh thiết gan… để đưa ra kết luận chính xác.
3. Phương hướng điều trị ung thư gan ở giai đoạn hai
3.1 Các phương pháp điều trị
Ở giai đoạn 2, phương pháp điều trị được ưu tiên sử dụng là kết hợp phẫu thuật triệt căn với xạ trị và hóa trị. Thông qua tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng với phác đồ, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp cụ thể vào từng thời điểm nhất định.
Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn 2 bằng xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật triệt căn nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u, giúp phẫu thuật sau này thuận lợi hơn, đặt hiệu quả tích cực. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng hóa xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, mà phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn nhằm ngăn chặn nguy cơ di căn, tái phát.
3.2 Những lưu ý trong điều trị để đạt kết quả tích cực
Điều cần làm trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả đó là bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu có những bất thường, sức khỏe giảm sút, gặp những triệu chứng chưa từng có trước đây hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn cần chia sẻ với bác sĩ để được thăm khám và đưa lời khuyên phù hợp.
Bệnh nhân cũng cần lưu ý không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng mà dừng điều trị tại bệnh viện. Điều này có thể khiến khối u gia tăng kích thước, tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư gan bất kể giai đoạn nào cũng rất quan trọng giúp người bệnh có đủ năng lượng, sức khỏe, cân nặng để đảm bảo thực hiện được đúng lộ trình điều trị. Người bệnh nên ăn thực phẩm sạch, nấu chín tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nên chế biến thức ăn dạng hấp, luộc thay vì nướng, chiên, rán. Khẩu phần ăn nên đa dạng, và đầy đủ dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể dễ hấp thu, người bệnh không cảm thấy quá tải, sợ ăn.
Cuối cùng một tinh thần mạnh mẽ, tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp người bệnh có thể chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Bạn có thể trò chuyện, ra ngoài vận động nhẹ nhàng để tinh thần thêm vui vẻ, không cảm thấy chán nản, lo âu và suy nghĩ nhiều…