Tuoitre.vn – Bệnh sởi hiện là mối đe dọa sắp xảy ra trên toàn cầu

(Theo tuoitre.vn), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, hiện nay bệnh sởi đang lan rộng ở nhiều khu vực và là mối đe dọa sắp xảy ra trên khắp toàn cầu.

1. Gần 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một liều vắc xin sởi vào năm 2021

WHO và CDC cho biết trong một báo cáo chung, có gần 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một liều vắc xin sởi vào năm 2021 do những rào cản trong đại dịch COVID-19 tạo ra.

Trưởng ban bệnh sởi của WHO, tiến sĩ Patrick O’Connor, nói với Hãng tin Reuters: Mặc dù các ca mắc sởi vẫn chưa tăng đột biến so với những năm trước, nhưng bây giờ là lúc phải hành động. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở ngã tư đường. Sẽ mất 12-24 tháng rất khó khăn để làm giảm sự lây lan của bệnh”.

Có gần 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một liều vắc xin sởi vào năm 2021

Ông O’Connor cho biết sự kết hợp của các yếu tố, chẳng hạn như các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài và tính chất chu kỳ của bệnh sởi – có thể giải thích tại sao vẫn chưa có sự bùng nổ các ca bệnh, mặc dù khoảng cách miễn dịch ngày càng lớn. Tuy nhiên theo ông, những điều trên có thể thay đổi nhanh chóng bởi bản chất dễ lây lan của bệnh.

Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đã chứng kiến ​​sự gia tăng các đợt bùng phát lớn kể từ đầu năm 2022, đặc biệt ở các vùng châu Phi cận Sahara.

Sở Y tế công cộng ở thành phố Columbus, bang Ohio (Mỹ) đã báo cáo một đợt bùng phát bệnh sởi với 24 trường hợp mắc bệnh. Tất cả những trường hợp đó đều ở trẻ chưa được tiêm ngừa.

Theo WHO, vi rút có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban. Báo cáo ước tính vào năm 2021, có khoảng 128.000 người đã chết vì bệnh sởi trên toàn thế giới.

2. Tiêm vắc xin sởi – Biện pháp phòng bệnh phổ biến và hiệu quả nhất

Theo các bác sĩ của Thu Cúc TCI, sởi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em – đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn non yếu. Sởi có khả năng lây lan bệnh cho gia đình cũng như cộng đồng với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là thông qua con đường hô hấp.

Bệnh sởi có thể gây nên một số biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là: bệnh viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy,…Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới chính sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Bệnh sởi có thể gây nên một số biến chứng vô cùng nguy hiểm

Do đó, việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em trở nên rất quan trọng. Vắc xin sởi cũng được Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm và đưa vào áp dụng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Có 2 dạng vắc xin phòng bệnh sởi hiện nay được áp dụng phổ biến đó là: vắc xin sởi đơn và vắc xin kết hợp (sởi – quai bị – rubella). Cả hai loại vắc xin này đều đem lại hiệu quả phòng bệnh sởi, tuy nhiên chúng sẽ khác nhau ở thành phần, liều lượng, phác đồ tiêm chủng và độ tuổi áp dụng.

Đối với vắc xin sởi đơn:

– Có thể tiêm chủng khi trẻ đủ 9 tháng tuổi trở lên.

– Mũi tiêm nhắc lại vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

– Trong trường hợp có dịch sởi xảy ra, thì có thể thực hiện tiêm chủng cho trẻ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.

Đối với vắc xin kết hợp (sởi – quai bị – rubella):

– Mũi tiêm đầu tiên có thể thực hiện khi trẻ đủ 12 cho tới 15 tháng tuổi.

– Mũi nhắc lại nên được tiêm cách mũi đầu tiên 4 năm.

– Nếu tại thời điểm đó có dịch sởi xảy ra, thì có thể tiêm chủng khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi hoặc sớm hơn.

3. Cần lưu ý gì để việc tiêm chủng vắc xin phòng sởi đạt hiệu quả tối ưu?

Cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở y tế, phòng tiêm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vấn đề tiêm chủng

Cũng theo các bác sĩ tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở y tế, phòng tiêm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vấn đề tiêm chủng như: quy trình tiêm chủng, nguồn gốc vắc xin, chuyên môn của bác sĩ tiêm chủng,…Điều này giúp trẻ được tiêm vắc xin trong điều kiện đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời giúp vắc xin phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh.

Bên cạnh đó, để vắc xin phòng sởi đem lại hiệu quả phòng bệnh tối ưu, các cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng theo phác đồ, cũng như theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ không đảm bảo sức khỏe tiêm chủng hoặc có các tiền sử bệnh lý có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả vắc xin, cha mẹ nên tạm hoãn hoặc dừng việc tiêm chủng cho trẻ.

Chia sẻ về các tác dụng phụ có thể xảy ra với trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin sởi, các bác sĩ Thu Cúc TCI cho biết: “Hiện tượng trẻ gặp phải tác dụng phụ, phản ứng sau tiêm chủng là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe, loại vắc xin cũng như cơ địa của mỗi trẻ. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng bất thường nào, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital