Dính thắng lưỡi ở trẻ và những lầm tưởng của nhiều phụ huynh

Theo Báo Dân trí đưa tin ngày 25/1, dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh có thể dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ, nhưng hiện nay, rất nhiều phụ huynh vẫn còn mơ hồ và có cách nghĩ sau lầm về dị tật này. Cụ thể bài viết được đăng tải như sau:

Dính thắng lưỡi là tình trạng lớp màng thắng lưỡi quá ngắn, làm hạn chế các hoạt động của lưỡi ở trẻ. Đây là một dị tật nhẹ, không nguy hiểm, tuy nhiên, có thể khiến trẻ khó cử động lưỡi, gây khó khăn khi bú và ăn uống, khiến trẻ chậm tăng cân.

Dị tật này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói hoặc ngọng các âm như t, d, l, s, z, ch, th, r.; Dính thắng lưỡi cũng có thể khiến răng cửa bên dưới của trẻ bị hở, nghiêng, gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh còn chưa hiểu rõ về dị tật này, dẫn tới cách xử lý chưa đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.:
Dưới đây là những lầm tưởng của nhiều phụ huynh về tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ:

Dính thắng lưỡi đều phải phẫu thuật

Hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng, khi trẻ bị dính thắng lưỡi thì mọi trường hợp đều cần phẫu thuật.

Theo bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng Nguyễn Quang Huy – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, dính dây thắng lưỡi gồm có 4 cấp độ. Cấp độ 1 và 2 là trường hợp nhẹ (dính từ 8 – 12mm), trẻ có thể cần theo dõi thêm. Trường hợp dính thắng ảnh hưởng đến việc phát âm, như trẻ nói ngọng, hoặc khó khăn trong ăn uống… cần phẫu thuật.

Chỉ định phẫu thuật thường áp dụng cho trẻ dính độ 3 – 4 khi chiều dài phần lưỡi tự do của trẻ dưới 3mm. Ở những cấp độ này, nguy cơ ảnh hưởng của dính thắng lưỡi với việc ăn uống, sự phát triển thể chất và vấn đề phát âm của trẻ rõ ràng hơn”.

dính thắng lưỡi

Tùy theo cấp độ dính thắng lưỡi mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật tương ứng (Ảnh: Enttoday.org).

Trường hợp dính thắng lưỡi cấp độ nhẹ, cha mẹ có thể khắc phục hậu quả dị tật cho trẻ bằng khóa tập phát âm cùng các phương pháp kết hợp.

Điều này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn khi bố mẹ đưa con đi khám.

Dính thắng lưỡi chỉ ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết

Trái với sự lo lắng cần nhanh cắt thắng lưỡi cho con, quan niệm dính thắng lưỡi chỉ ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh và khi còn bé khá phổ biến. Nhiều người cho rằng, dính thắng lưỡi có thể tự hết bởi lý do: trong quá trình ăn uống, tập nói và vận động lưỡi, thắng lưỡi của trẻ sẽ được cải thiện, dần rách hoặc giãn ra và trở lại hình thái bình thường.

Theo bác sĩ Huy, khi được chẩn đoán dính thắng lưỡi và không có sự can thiệp, dị tật này có thể theo trẻ đến già với những ảnh hưởng nhất định tùy theo mức độ dính thắng lưỡi.

Cắt thắng lưỡi phải thực hiện ngay sau sinh hoặc chờ trẻ lớn mới cắt

Nhiều phụ huynh cho rằng, nên cắt thắng lưỡi cho bé ngay sau khi sinh để bé có thể bú bình thường, tránh những ảnh hưởng của dị tật này càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng rằng trẻ còn quá nhỏ đã phải trải qua 1 ca phẫu thuật, dẫn tới quyết định trì hoãn đợi khi trẻ lớn.

Dính thắng lưỡi ở trẻ

Trẻ nên cắt thắng lưỡi ở thời điểm 5 – 6 tháng tuổi. (Ảnh: TCI).

Bác sĩ Huy cho biết, cắt ngay sau khi sinh có thể chưa thực sự cần thiết, vì khi đó trẻ còn quá nhỏ, trẻ chưa tập nói nên dính thắng lưỡi chưa ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Trừ trường hợp dính thắng lưỡi nặng, bác sĩ có thể sẽ tư vấn sớm. 5-6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ có đủ sức khỏe để trải qua tiến trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi.

Bên cạnh đó, đây là thời điểm hầu hết trẻ nhỏ đều chưa mọc răng nên sẽ hạn chế được trường hợp trẻ cắn dập lưỡi của mình sau phẫu thuật, khi thuốc tê ở lưỡi vẫn còn tác dụng. Ngược lại, đợi trẻ lớn mới cắt có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng nói, nuốt của trẻ. Ba mẹ nên cho trẻ thăm khám để nhận được lời khuyên phù hợp nhất cho bé nhà mình.

Cắt thắng lưỡi khiến bé bị đau và chảy máu

Nói đến cắt thắng lưỡi, nhiều cha mẹ đều nghi ngại con sẽ bị đau, chảy máu, nhiễm trùng, lâu bình phục, khiến trẻ khó ăn uống sau phẫu thuật…
Theo bác sĩ Huy, hiện nay, cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma là phương pháp hiện đại, với khả năng cầm máu tốt (cắt, và cầm máu trong phẫu thuật). Thêm vào đó, trẻ được gây mê ngắn trước khi phẫu thuật, do đó, bé hoàn toàn không bị đau, không chảy máu. Sau khi về phòng hậu phẫu, trẻ tỉnh và có thể ăn uống ngay.

“Với phương pháp này, bé cũng không cần lưu viện. Do đó, lo lắng trên của phụ huynh là không cần thiết”, bác sĩ Huy nhấn mạnh.

phẫu thuật Dính thắng lưỡi

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma tại TCI (Ảnh: TCI).

Lời khuyên cho cha mẹ

Thông thường trẻ được xác định dính thắng lưỡi khi chào đời tại bệnh viện. Một số trẻ có thể được xác định ra trong quá trình thăm khám sau này. Bác sĩ Huy khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ nên sớm đưa con thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp và thời điểm cắt phù hợp.

“Hiện nay, xử lý thắng lưỡi là thủ thuật đơn giản và an toàn, vì vậy phụ huynh có thể yên tâm”, bác sĩ Huy chia sẻ thêm.

Infobox:

Sức khỏe chủ động là chuyên mục do Báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe.

Để được tham khảo các chương trình khám đặc biệt, tư vấn sức khỏe và chủ động nắm bắt các thông tin cần thiết, khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 558892 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.

Nguồn: Báo Dân Trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/dinh-thang-luoi-o-tre-va-nhung-lam-tuong-cua-nhieu-phu-huynh-20240125163326397.htm)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital