Sự khác nhau của sởi đơn và sởi quai bị rubella

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

2 loại sởi đơn và sởi quai bị rubella là những loại vắc xin được sử dụng phổ biến hiện nay. Cả hai loại vắc xin này đều đem lại hiệu quả phòng bệnh áp dụng cho trẻ em và người lớn, tuy nhiên chúng vẫn có điểm khác nhau. Cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

1. Định nghĩa về hai loại vắc xin sởi đơn và sởi – quai bị – rubella

Loại vắc xin sởi đơn (MVVAC) là một dạng vắc xin hoạt động trên cơ chế giảm độc lực sau đó được tiêm vào cơ thể. Vắc xin này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi khả năng nhiễm bệnh sởi, cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con người.

Bên cạnh loại vắc xin sởi đơn MVVAC, hiện nay còn có loại vắc xin phòng 3 loại bệnh sởi, quai bị, rubella. Đây là dạng vắc xin kết hợp, cũng hoạt động trên cơ chế giảm độc lực. Điểm khác biệt của loại vắc xin này so với vắc xin sởi đơn là chúng sẽ cùng lúc phòng được cả 3 loại bệnh, áp dụng cho cả đối tượng trẻ em và người lớn.

sởi đơn và sởi quai bị rubella khác nhau

2 loại sởi đơn và sởi quai bị rubella là những loại vắc xin được sử dụng phổ biến hiện nay

2. So sánh 2 loại vắc xin sởi đơn và sởi – quai bị – rubella

2.1. Vắc xin sởi đơn và sởi quai bị rubella khác nhau về hình thức tiêm chủng

Theo đó, loại vắc xin sởi đơn là loại vắc xin được liệt kê trong danh sách tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo. Loại vắc xin sởi đơn MVVAC cũng là một loại vắc xin đã được cấp phép và đưa vào sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng, bệnh viện từ năm 2009. Vắc xin sởi đơn này đạt chuẩn GMP WHO và được đưa vào chương trình tiêm chủng miễn phí cho các trẻ em dưới 9 tháng tuổi. Vắc xin này cũng được sử dụng tiêm chủng rộng rãi tại các địa điểm trạm y tế, trạm xá trên khắp cả nước.

Ngược lại, vắc xin sởi, quai bị, rubella là một trong những loại vắc xin nằm trong danh sách các mũi tiêm chủng dịch vụ. Vắc xin kết hợp này được sử dụng để tiêm chủng tại những trung tâm tiêm chủng, phòng tiêm dịch vụ trên cả nước.

2.2. 2 loại sởi đơn và sởi, quai bị, rubella khác nhau về đối tượng tiêm chủng

Vắc xin sởi đơn được áp dụng tiêm chủng cho nhóm đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trưởng thành.

Vắc xin kết hợp sởi, quai bị, rubella thì lại áp dụng cho tất cả các đối tượng trẻ em, người lớn có nhu cầu tiêm chủng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm chủng loại vắc xin này. Trước khi mang thai chị em đã được khuyến cáo nên tiêm vắc xin này ít nhất từ 1 đến 3 tháng.

2.3. Khác nhau về phác đồ tiêm chủng, lịch tiêm chủng

sởi đơn và sởi quai bị rubella giống nhau

Cả hai loại vắc xin sởi đơn cũng như sởi, quai bị, rubella có phác đồ tiêm chủng cũng như lịch tiêm chủng khác nhau

Mặc dù cả hai loại vắc xin sởi đơn cũng như sởi, quai bị, rubella đều đem lại hiệu quả phòng bệnh sởi hiệu quả, tuy nhiên chúng vẫn có phác đồ tiêm chủng cũng như lịch tiêm chủng khác nhau.

Đối với loại vắc xin sởi đơn sẽ có lịch tiêm chủng cụ thể là:

– Nên tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi tiêm 1 tiêm lúc trẻ em được 9 tháng tuổi.

– Mũi thứ 2 nên tiêm nhắc lại khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi.

Đối với loại vắc xin sởi, quai bị, rubella thì sẽ có lịch tiêm chủng là:

– Tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi tiêm 1 cần tiêm lúc trẻ được 12 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 2 nên tiêm nhắc lại lúc trẻ ở giai đoạn 4 – 6 tuổi.

3. Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin kết hợp sẽ tốt hơn?

Bệnh lý sởi là một loại bệnh phổ biến và hay gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Sởi rất nguy hiểm và có thể gây ra cho trẻ những biến chứng khó lường đó là: viêm não, viêm phổi, viêm tai, loét giác mạc, tiêu chảy,…Đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, sởi lại càng nguy hiểm và không thể xem thường.

Không chỉ có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, sởi còn có thể gây ra biến chứng nếu phụ nữ mang thai mắc phải. Một số biến chứng khó lường có thể xảy ra là: đẻ non, sảy thai, con bị dị tật,…

Do đó, tiêm vắc xin phòng sởi hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo là một cách làm hiệu quả, chủ động nhất trong việc bảo vệ cơ thể con người khỏi khả năng mắc bệnh.

Về tác dụng của cả 2 loại vắc xin sởi đơn và sởi, quai bị, rubella đều được kiểm chứng là có thể bảo vệ, phòng ngừa con người khỏi khả năng mắc bệnh lên tới 99%. Cả 2 loại vắc xin này đều áp dụng được cho trẻ em và người lớn trưởng thành. Do đó, cả 2 loại vắc xin đều tốt và tùy vào mục đích sử dụng và tư vấn của bác sĩ mà cha mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin sởi đơn hoặc sởi, quai bị, rubella.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vắc xin sởi đơn nên được tiêm sớm ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Cha mẹ có thể đưa trẻ tới các trạm y tế, trạm xá tại khu vực sinh sống để tiêm chủng cho trẻ. Bên cạnh đó, vắc xin kết hợp sởi, quai bị, rubella nên được tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. Cha mẹ có thể đưa trẻ tới các trung tâm tiêm chủng dịch vụ để tiêm.

Việc lựa chọn tiêm chủng loại vắc xin nào cũng còn tùy thuộc vào thời điểm, vùng có dịch bệnh hay không, cũng như nhu cầu, mong muốn của cha mẹ. Đối với việc tiêm chủng mang tính chất định kỳ, thường xuyên hàng năm, vắc xin sởi nên được tiêm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (bao gồm 1 mũi ban đầu và 1 mũi nhắc lại). Đối với việc tiêm chủng theo dạng chiến dịch, cần chú ý đảm bảo tuân thủ đúng thời gian cách nhau giữa 2 mũi tiêm.

4. Cần lưu ý về tác dụng phụ sau khi tiêm chủng vắc xin sởi

sởi đơn và sởi quai bị rubella phòng bệnh gì

Cha mẹ có ý định sử dụng các loại thuốc (thuốc hạ sốt, thuốc tăng đề kháng,…) thì nên tham khảo ý kiến của bac sĩ chuyên khoa

Cả 2 loại vắc xin sởi đơn cũng như vắc xin kết hợp sởi, quai bị, rubella đều có khả năng sẽ xảy ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này tùy thuộc vào sức khỏe, hệ miễn dịch cũng như cơ địa của mỗi người.

Theo đó, các loại phản ứng thường gặp, hay xảy ra sau khi trẻ tiêm vắc xin sởi đó là: sưng đỏ, đau, tấy nhẹ tại vị trí tiêm chủng. Cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên chườm đắp gì lên vết tiêm. Phản ứng sốt sau tiêm chủng cũng hay xảy ra (thường gặp ở khoảng 5 – 15% trẻ tiêm chủng). Ngoài ra, hiện tượng phát ban cũng sẽ có khả năng gặp ở khoảng 2% trẻ tiêm chủng.

Ngoài ra, một số triệu chứng, tác dụng phụ ít khi xảy ra hơn đó là: sốc phản vệ, dị ứng,…

Cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ sau khi tiêm chủng. Nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì nên chủ động đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được thăm khám, chữa trị.

Đối với đối tượng trẻ sơ sinh, trước khi cha mẹ có ý định sử dụng các loại thuốc (thuốc hạ sốt, thuốc tăng đề kháng,…) thì nên tham khảo ý kiến của bac sĩ chuyên khoa trước.

Ngoài ra, nên thực hiện một số điều sau;

– Giữ cho trẻ nằm ở khu vực thoáng mát.

– Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu cotton, có độ thoáng mát.

– Tăng cường bổ sung nước cho trẻ, hoặc cho trẻ bú nhiều sữa hơn bình thường.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc lựa chọn loại vắc xin sởi phù hợp cho trẻ. Nếu cha mẹ cần tư vấn thêm thông tin về các mũi tiêm hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital