Pap smear là phương pháp xét nghiệm nhanh và đơn giản, được dùng để kiểm tra các thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung thư bộ phận này. Nó cũng được đánh giá là loại xét nghiệm hiệu quả hiện nay giúp ngăn ngừa hầu hết các ca bệnh ung thư cổ tử cung. Dưới đây là những tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung bằng Pap smear để chị em nắm rõ hơn về phương pháp này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về cổ tử cung ở nữ giới
Cổ tử cung là bộ phận liên kết giữa phần thân tử cung và âm đạo. Nó có chức năng như một cánh cửa để tinh trùng đi vào thân của tử cung. Cổ tử cung cũng là nơi máu kinh thoát ra khi nữ giới tới kỳ kinh nguyệt và cũng là nơi để em bé thoát ra khi chào đời từ bụng mẹ.
Cổ tử cung thường được chia thành hai phần và chứa riêng biệt hai loại tế bào khác nhau:
– Cổ trong tử cung: Phần này của cổ tử cung sẽ nằm ở bên trong, tạo nên một “kênh” dẫn từ thân tử cung tới âm đạo. Các tế bào nội mạc tử cung có hình trụ và đảm nhận nhiệm vụ tiết ra dịch nhầy.
– Cổ ngoài tử cung: Phần này sẽ bao bọc ở bên ngoài cổ tử cung nhô ra ngoài âm đạo. Cổ ngoài tử cung thường có các tế bào vảy, khi nhìn dưới kính hiển vi thấy giống vây cá.
Hầu hết các dạng ung thư và tiền ung thư ở cổ tử cung đều tập trung tại nơi ranh giới giữa hai loại tế bào trên.
2. Tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear
2.1. Thế nào là xét nghiệm Pap smear?
Pap smear là một loại xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Vai trò của phương pháp này là nhằm giúp kiểm tra các thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới tình trạng ung thư ở bộ phận này.
Hiện nay, việc tầm soát ung thư cổ tử cung có ý nghĩa vô cùng lớn để ngăn chặn và chẩn đoán sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, phương pháp xét nghiệm Pap smear là cần thiết nhằm hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoán được một số vấn đề như: sự thay đổi của tế bào tiền ung thư, sự xuất hiện của virus HPV và sự xuất hiện của tế bào ung thư,…
Nữ giới nên bắt đầu thực hiện phương pháp xét nghiệm Pap smear trong độ tuổi từ 18 – 20 hoặc 1 – 2 năm sau khi bắt đầu quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, Pap smear có thể được thực hiện đồng thời với xét nghiệm HPV. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nữ giới trên 30 tuổi nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cả 2 loại xét nghiệm Pap smear và HPV test.
2.2. Tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear: Quy trình thực hiện
Các bác sĩ sẽ thường thực hiện phương pháp Pap smear trong quá trình thăm khám cho vùng sinh dục và vùng chậu. Một dụng cụ gọi là mỏ vịt được cho vào vùng âm đạo để giúp khám toàn bộ cổ tử cung. Tiếp đó, một mẫu tế bào cổ tử cung được thu thập lại và gửi đến phòng xét nghiệm.
Nữ giới nên tránh thực hiện Pap smear khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Đồng thời nên tránh các hoạt động như: thụt rửa âm đạo, dùng thuốc đặt âm đạo, chất diệt tinh trùng và quan hệ tình dục trước 2 ngày làm xét nghiệm Pap smear.
2.3. Tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear: Cách đọc kết quả
Đôi khi Pap smear sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù vẫn thấy có sự xuất hiện của tế bào bất thường ở cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi là âm tính giả. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng kết quả âm tính giả có thể kể đến như:
– Không thu thập đủ lượng tế bào
– Tế bào bất thường có số lượng ít
– Có sự xuất hiện của máu hay tế bào viêm
Khi một người nhận được kết quả âm tính, nghĩa là các tế bào cổ tử cung của họ trên Pap smear là bình thường và Pap smear không nhận ra bất cứ sự bất thường nào.
Khi Pap smear có kết quả dương tính, chứng tỏ trên cổ tử cung của bệnh nhân đang có sự hiện diện của tế bào bất thường hoặc tế bào ung thư. Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một loạt xét nghiệm khác như soi âm đạo (có kèm hoặc không kèm theo sinh thiết).
2.4. Khi nào thì nữ giới cần thực hiện phương pháp Pap smear?
Việc thực hiện Pap smear với tần suất như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Tuổi tác
– Tiền sử bệnh lý
– Phơi nhiễm với DES khi còn trong bào thai
– Nhiễm HIV
– Hệ miễn dịch suy yếu
Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới nên tầm soát ung thư cổ cung cho phụ nữ từ độ tuổi 21 và thực hiện tầm soát mỗi 3 năm 1 lần cho đến khoảng 65 tuổi. Tầm soát mỗi 5 năm/ lần dành cho phụ nữ trên 30 tuổi bằng xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV.
Với phụ nữ trên 65 tuổi thường không cần tiếp tục thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear. Tuy nhiên, mỗi người đều có những yếu tố nguy cơ rất đa dạng. Do đó, nữ giới có tiền sử được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung và người có lối sống quan hệ tình dục với nhiều bạn tình vẫn cần tiếp tục tầm soát.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn địa chỉ y tế nào uy tín để tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nói chung và xét nghiệm Pap smear nói riêng thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là gợi ý hoàn hảo. Tại TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu, giỏi chuyên môn và tận tâm với người bệnh. Kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, không gian thăm khám tiện nghi, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp,… TCI đã nhanh chóng trở thành địa chỉ thăm khám lý tưởng của nhiều người dân. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp Pap smear trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy luôn chú ý thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!