Đưa con đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc, chị Nguyễn Lan Hương (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, con trai hơn 2 tuổi của chị mỗi lần đi vệ sinh là cả một cực hình vì chứng táo bón. Thấy con đau, nhăn nhó khó chịu vì sợ đi đại tiện, cả nhà ai cũng xót ruột, đã làm nhiều cách mà vẫn chưa khỏi.” Có thể thấy, chia sẻ của chị Hương cũng là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ. Vậy nguyên nhân của chứng táo bón ở trẻ nhỏ là gì? Khắc phục và phòng cách nào hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón xuất hiện do thức ăn tiêu hóa di chuyển chậm qua các đoạn của ống tiêu hóa, có thể bởi các nguyên nhân sau:
– Bổ sung sắt: Một số loại thuốc sắt có thể gây ra táo bón
– Chế độ ăn uống: Trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa chất đạm, mỡ, ăn ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón, trẻ bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm cũng dễ bị táo bón. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức cũng có nguy cơ táo bón cao hơn do thành phần protein khác nhau trong sữa công thức gây ra hiện tượng này.
– Thói quen: Có thể bạn không biết nhưng phản xạ đi đại tiện có thể điều chỉnh theo ý muốn của mình. Vì thế, nếu nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài có thể sẽ bị táo bón. Nếu không được giải quyết, nó sẽ trở thành một chu kì luẩn quẩn. Trẻ nhịn, phân sẽ trở nên khô cứng và tích tụ to hơn, khiến con đau đớn khó chịu khi đi đại tiện dẫn đến sợ.
– Các bệnh lý ảnh hưởng đến đại tràng: Rất nhiều bệnh có ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh và cơ đại tràng như: tắc ruột giả, tiểu đường, đại tràng vô lực,…
2. Biểu hiện của trẻ bị táo bón
– Đi đại tiện khó và không đều, nhiều ngày mới đi một lần
– Khó khăn trong việc bắt đầu và kết thúc đại tiện
– Sau một thời gian gắng sức sẽ đi ra phân cứng, thành viên
– Ăn không ngon miệng, bụng căng khó chịu trong những trường hợp nặng hơn
– Một số trẻ còn có biểu hiện đau quặn bụng, đầy hơi, hơi thở có mùi khó chịu,…
…
3. Hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ – cha mẹ cần kiên trì
Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ cần cha mẹ hết sức kiên nhẫn vì chứng táo bón không giảm nhanh như các bệnh sốt, cảm thông thường và trẻ nhỏ cũng ít hợp tác hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, bệnh viện Thu Cúc: “Để hỗ trợ điều trị hiệu quả táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đi từ nguyên nhân. Khi thấy con có biểu hiện táo bón việc đầu tiên các mẹ nên để ý đó là chế độ ăn uống của mình (với những trẻ đang bú mẹ) và chế độ ăn của trẻ (với trẻ lớn bắt đầu ăn dặm), xem đã hợp lý chưa, nếu ăn uống thiếu chất xơ sẽ làm cho phân ít, phân đọng trong ruột nhiều hơn gây ra tình trạng khó đại tiện. Trẻ bị táo bón cũng rất nguy hiểm vì nếu kéo dài có thể gây ngộ độc, viêm tắc ruột, rối loạn khả năng hấp thu gây ra thiếu sắt, ảnh hưởng đến khả năng phát triển về thể chất của trẻ. Có những trường hợp trẻ chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, vận động tốt; nhưng có thể một số trẻ sẽ phải sử dụng thuốc nhuận tràng hỗ trợ. Vì thế tốt nhất phụ huynh nên đưa con đi khám để được tư vấn hỗ trợ điều trị một cách phù hợp nhất với con em mình”.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại, giúp việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, không gian thân thiện, có khu vui chơi dành cho trẻ, bác sĩ hiểu tâm lý của từng trẻ sẽ khiến cho bố mẹ an tâm vì trẻ không còn sợ mỗi lần đến khám.
4. Cách phòng táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả
– Bổ sung đầy đủ chất xơ tự nhiên hàng ngày: theo các nghiên cứu thì trẻ cần dung nạp khoảng 10-20 gram chất xơ trong chế độ ăn mỗi bữa là tốt nhất. Các chất xơ này có nhiều trong rau quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám… Trẻ trên 1 tuổi cũng nên ăn sữa chua hàng ngày vào buổi tối.
– Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày, không được nhịn
– Tăng cường vận động: cơ thể vận động cũng giúp ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
– Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để được bác sĩ tư vấn chế độ chăm sóc tốt nhất, giúp con yêu phát triển một cách toàn diện.
– Cho trẻ uống đủ nước: Bên cạnh nước lọc phụ huynh có thể thay thế bằng sữa, nước ép trái cây. Lượng nước cần thiết cho các bé ở độ tuổi khác nhau, cũng khác nhau.
Cụ thể:
+ Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ.
+ Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: bên cạnh sữa mẹ nên bổ sung từ 70-120ml nước.
+ Từ 1 tuổi đến 10 tuổi: khoảng 1 – 1,5 lít (cả sữa, nước trái cây, nước lọc,…)
+ Từ 10 tuổi trở lên: như người lớn (khoảng 2 lít mỗi ngày)
5. Ý kiến người bệnh
Chị Hoàng Anh (27 tuổi, Hà Nội, nhân viên ngân hàng): “Nhóc nhà em hơn 1 tuổi. Hay bị táo bón vì bạn ý cũng lười uống nước, cháo có rau là không thích. Cho con đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc bác sĩ tư vấn rất kĩ, dậy cả cách xoa bụng giúp con nhuận tràng. Thực sự đây là lần đầu tiên đưa con đến khám nhưng em thấy rất hài lòng.”
Chị Minh Hương (32 tuổi, Hà Nội, trưởng phòng kế toán): “Bé nhà tôi mới được 5 tháng, gần 1 tuần chưa đi vệ sinh nên cả nhà lo lắng. Đi khám tại Bệnh viện Thu Cúc các bác sĩ khám rất kĩ, do con uống sữa công thức chưa phù hợp và bắt đầu ăn dặm, quả đáng tội là tôi cũng thay sữa vài lần trong thời gian gần đây và cho con ăn dặm từ lúc hơn 4 tháng. Các bác sĩ cũng khuyên nên cố gắng cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu, ăn dặm từ loãng đến đặc để dạ dày của bé thích nghi dần và tránh táo bón. Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thì rất hiệu quả.”
Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.