Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa viêm loét dạ dày
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày ở mỗi người khác nhau. Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi dịch vị tiêu hóa có tính acid tiết ra từ dạ dày. Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam hàng năm. Viêm loét dạ dày cũng là bệnh lý rất dễ tái phát. Chi phí y tế để điều trị bệnh và các biến chứng tại các bệnh viện lớn lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
2.Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
Triệu chứng viêm loét dạ dày khá đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. Một số trường hợp khi mắc bệnh không có biểu hiện rõ rệt vì vậy rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên đại đa số người bệnh sẽ có một số dấu hiệu sau:
2.1 Đau vùng thượng vị là triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày
Thượng vị là vùng bụng nằm ở phần trên rốn. Nếu bạn thấy xuất hiện cảm giác nóng rát, đau, cồn cào ở vùng thượng vị thì rất có thể bạn đang bị viêm loét dạ dày. Khi đói cơn đau sẽ thường xuất hiện hơn. Thời gian đau có thể diễn ra trong vài phút hoặc thậm chí vài tiếng đồng hồ.
2.2 Ợ nóng, ợ chua
Nhiều người có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày. Tuy hiện tượng này không gây ra đau đớn nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này có thể khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ dẫn tới suy nhược cơ thể.
2.3 Sụt cân không rõ nguyên nhân
Khi dạ dày bị viêm loét sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Vì vậy cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu chất và sụt cân.
2.4 Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày
Dạ dày là bộ phận không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Khi dạ dày bị viêm loét sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. Dấu hiệu khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên bạn cần đi kiểm tra sức khỏe ngay để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.
3. Đâu là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Theo các nghiên cứu khoa học thì acid dư thừa được cho là nguyên nhân chính gây viêm loét. Việc điều trị bệnh chính là giúp trung hòa và ức chế tiết acid dạ dày. Mặc dù acid vẫn được coi là cần thiết cho sự hình thành vết loét và sự ức chế của nó vẫn là phương pháp điều trị chính.
3.1 Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến và chúng ảnh hưởng tới hơn một tỷ người trên toàn thế giới. Theo báo cáo mới nhất thì có khoảng một nửa dân số Việt Nam trên 60 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP thường tồn tại nhiều năm trong cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố và gây bệnh.
3.2 Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu
Trong thuốc lá có chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng gây loét và làm tăng tỷ lệ thất bại trong việc chữa lành vết loét. Các loại đồ uống có cồn nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây kích thích niêm mạc và hình thành vết loét.
3.3 Tác dụng phụ của thuốc
Nhóm NSAID là thuốc dùng để điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm đau khác trong cơ thể. Khi sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày. Các hoạt chất trong thuốc sẽ làm ngưng tổng hợp Prostaglandin của cơ thể. Chất này có tác dụng giúp niêm mạc dạ dày chống lại sự phá hủy của dịch tiêu hóa. Khi Prostaglandin suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu gây viêm loét dạ dày.
3.4 Mắc bệnh viêm loét dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Nhiều người không biết rằng các thói quen ăn uống như: Ăn nhiều thức ăn chua cay, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn,…có thể gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó thói quen ăn đêm, ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc nhịn đói cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
4. Điều trị viêm loét dạ dày
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Để có hướng điều trị phù hợp trước hết bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám.
4.1 Các phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác
– Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi thăm về các dấu hiệu và tiển sử bệnh của bệnh nhân để đưa ra các phán đoán ban đầu
– Nội soi dạ dày giúp nhận biết những tổn thương bên trong dạ dày. Trong quá trình nội có thể kết hợp sinh thiết hoặc điều trị cầm máu tại các ổ loét
– Test HP trong khi nội soi hoặc xét nghiệm máu, test hơi thở
4.2 Điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng những cách nào?
Mỗi trường hợp bệnh sẽ được điều trị theo từng phác đồ khác nhau để mang lại hiệu quả
– Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Điều trị bằng thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng.
– Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm cần can thiệp gấp.
5. Phòng ngừa viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc phải vì vậy mọi người cần lưu ý thực hiện các biện pháp để phòng bệnh
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh theo đúng khoa học. Hạn chế ăn rượu bia, thuốc lá, đồ ăn chua cay, tránh ăn quá no hoặc nhịn đói. Mọi người nên ưu tiên ăn một số thực phẩm như: Trái cây, rau củ, Probiotics, thực phẩm chứa nhiều vitamin,…
– Xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi và luôn rửa tay sạch trước khi ăn
– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ,…
– Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
– Luôn lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc
– Rèn luyện cơ thể bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ,…
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày giúp bạn dễ dàng nhận biết. Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị sớm.