Trẻ sốt cao co giật làm thế nào bố mẹ đã biết chưa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt cao co giật là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 6 tháng tới 5 tuổi. Căn bệnh này rất hại cho sức khỏe của trẻ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng của con. Vậy trẻ sốt cao co giật làm thế nào?

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt cao co giật

Hiện tượng trẻ sốt cao kéo dài gây co giật có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con về sau. Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng hiểu rõ những dấu hiệu và diễn biến của bệnh. Do đó, nhiều bậc phụ huynh không biết nguyên nhân xuất hiện những cơn co giật và nên xử trí như thế nào khi con gặp phải tình trạng này.

Thông thường, hiện tượng co giật ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu đều là do trẻ bị sốt quá cao. Để dễ dàng biết trẻ bị co giật do sốt cao, bố mẹ nên dựa vào những dấu hiệu sau đây:

– Hai mắt của trẻ trợn ngược và tay chân cứng lại. Sau đó, con dần xuất hiện dấu hiệu co giật.

– Trẻ thường cảm thấy buồn ngủ sau khi trải qua cơn co giật. Ngoài ra, con còn cảm thấy mơ màng. Về cơ bản, cơn co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ thường rất ngắn và chỉ diễn ra khoảng vài phút nhưng con vẫn có ý thức.

– Trẻ có thể ngừng thở khoảng vài giây.

– Trẻ xuất hiện tình trạng nôn ói, đi tiểu, đi tiêu không tự chủ.

Sốt cao co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Sốt cao co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Khi trẻ sốt cao co giật làm thế nào?

Việc trẻ bị sốt là một phản ứng vô cùng bình thường của cơ thể, nhưng bố mẹ không phải chủ quan trước hiện tượng này. Bởi vì nếu trẻ nhỏ bị sốt cao mà không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và dẫn tới co giật, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của con về sau. Vậy trẻ sốt cao giật làm thế nào? Dưới đây là một số gợi ý giúp bố mẹ dễ dàng hỗ trợ trẻ giảm sốt hiệu quả:

– Cho trẻ mặc đồ thoáng mát và mỏng nhưng phải đảm bảo bé không bị cảm lạnh. Ngoài ra, bố mẹ nên sử dụng khăn ấm để lau một số vùng trên cơ thể trẻ như trán, cổ, nách, bẹn. Theo đó, bố mẹ nên lau liên tục cho trẻ từ 7 – 15 phút để giúp lỗ chân lông trên da con giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài để hạ sốt.

– Vì mồ hôi toát ra ngoài khiến trẻ bị mất một lượng nước trong cơ thể nên bố mẹ phải bổ sung nước cho con. Với những trẻ sơ sinh và đang bú thì mẹ nên tăng cữ sữa cho con.

– Để hạn chế nguy cơ bị co giật, bố mẹ không nên cho trẻ ăn khi con lên đang sốt cao. Ngoài ra, bố mẹ chỉ nên cho con ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu.

– Theo dõi trẻ liên tục 24/24 giờ và phải đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu đi kèm trong cơn sốt.

– Nếu thực hiện những biện pháp như cho trẻ uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước và lau người,… mà vẫn không hiệu quả, bố mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ ngay.

– Đo thân nhiệt thường xuyên cho trẻ, mỗi một lần đo thân nhiệt nên cách nhau khoảng 30 – 45 phút. Nếu thấy thân nhiệt của con tăng cao trên 38,5 độ thì nên cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sốt cao co giật làm thế nào

Sau khi cơn co giật của trẻ kết thúc, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời

3. Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sốt cao co giật

Một số bố mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ sốt cao co giật hoặc có cách xử trí không đúng khiến tình trạng của con trở nên nặng hơn. Vì vậy, bố mẹ có con nhỏ nên tìm hiểu những biện pháp giúp trẻ hạ sốt hiệu quả và tránh những điều sau đây:

– Không được ủ ấm cho trẻ vì khi sốt, thân nhiệt của bé khá cao. Vì vậy, nếu bố mẹ mặc nhiều quần áo cho trẻ sẽ vô tình khiến nhiệt độ cơ thể của con tăng cao hơn.

– Không được sử dụng nước đá hoặc nước lạnh để lau người cho trẻ sốt cao. Bởi lẽ điều này sẽ dễ bít lỗ chân lông và khiến thân nhiệt của con không thoát ra ngoài được.

– Không được thực hiện theo những bài thuốc dân gian như vắt nước chanh vào miệng khi trẻ lên cơn sốt.

– Bố mẹ chỉ nên dùng nước ấm lau người cho con. Không bao giờ được pha thêm rượu hoặc loại thức uống có cồn khác vào.

– Một số bố mẹ lo lắng khi thấy con sốt cao co giật nên thường áp dụng nhiều giải pháp hạ sốt cùng một lúc. Ví dụ như vừa cho trẻ uống thuốc hạ sốt vừa dùng thuốc nhét hậu môn trong một thời điểm. Sự kết hợp này có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn vì vượt quá liều lượng cho phép.

– Tuyệt đối không được giật tóc hoặc vỗ vào người trẻ vì những tác động này có thể khiến cơ thể của bé bị kích thích và khiến cơn co giật kéo dài lâu hơn.

Khi trẻ sốt cao, bố mẹ nên theo dõi sát sao thân nhiệt của trẻ

Khi trẻ sốt cao, bố mẹ nên theo dõi sát sao thân nhiệt của trẻ

Hy vọng bài viết của chúng tôi ở trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ sốt cao co giật làm thế nào?”. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ Nhi ngay khi bé sốt cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital