Chiếm 85% tổng số ca viêm đường hô hấp, viêm phế quản thuộc nhóm 3 bệnh lý viêm đường hô hấp phổ biến nhất. Xuất hiện thường xuyên, nó ít được đề cao cảnh giác. Tuy nhiên, theo thống kê, viêm phế quản là nguyên nhân lớn gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy, cụ thể thì trẻ bị viêm phế quản phải đối diện với những nguy hiểm nào? Đọc bài viết sau để biết câu trả lời, được chia sẻ bởi chuyên gia, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng: Tại phế quản và phế nang của trẻ, xuất hiện những mảng nhiễm trùng khu trú. Trong đó:
– Phế quản là ống khí lớn, nối khí quản và phổi, với đầu phía phổi phân nhánh thành nhiều ống khí nhỏ, gọi là tiểu phế quản
– Phế nang là túi khí nhỏ nằm cuối tiểu phế quản, đầu phía phổi. Tại phế nang, quá trình trao đổi Oxy từ phổi và Carbon Dioxide từ máu diễn ra.
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ viêm phế quản
2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính sinh viêm phế quản là vi rút và vi khuẩn. Cụ thể, những vi rút, vị khuẩn ấy là: Proteus, Klebsiella Pneumoniae, Escherichia Coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus Aureus…. Ngoài nguyên nhân chính này, trẻ bị viêm phế quản còn có thể là do nguyên nhân phụ – các tác nhân tiêu cực kích thích phổi, như: Bụi, khí thải, khói thuốc lá.
2.2. Yếu tố nguy cơ
Về cơ bản, chỉ cần tiếp xúc với một trong hai nguyên nhân trên, trẻ nào cũng có thể bị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu có một hoặc một vài vấn đề sau, nguy cơ trẻ bị viêm phế quản là cao hơn bình thường: Thứ nhất, kém/suy giảm hệ miễn dịch – sức đề kháng. Thứ hai, vừa chấn thương/phẫu thuật thời gian gần đây. Thứ ba, đang mắc các bệnh lý hô hấp khác, như: Viêm mũi họng, viêm khí quản, viêm tiểu phế quản,…. Thứ tư, đang mắc các bệnh lý toàn thân khác, như: Bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường,… Thứ năm, đã hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh. Thứ sáu, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch,…
3. Dấu hiệu nhận biết
Viêm phế quản nặng – nhẹ có biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện ấy nói chung là: Sốt; đau đầu, chóng mặt; ho, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc ho ra dịch; buồn nôn và nôn; khó thở; tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc khi thở sâu; ớn lạnh, rùng mình; đau cơ; mất vị giác; mệt mỏi;…. Không cần có đủ, chỉ cần có một số triệu chứng vừa được liệt kê thì bố mẹ đã không thể loại trừ khả năng trẻ bị viêm phế quản.
4. Biến chứng
Viêm phế quản có đơn giản như bố mẹ tưởng? Câu trả lời là: Không. Lơ là điều trị, trẻ viêm phế quản hoàn toàn có thể bị suy hô hấp (xảy ra khi sự viêm phế nang làm hoạt động trao đổi Oxy và Carbon Dioxide bị hạn chế, trẻ thở khó khăn và cần sự trợ giúp của máy), áp xe phổi (xảy ra khi dịch tại các mảng nhiễm trùng khu trú tại phế quản và phế nang tràn vào phổi), nhiễm trùng máu (trẻ viêm phế quản biến chứng nhiễm trùng máu dễ bị suy đa tạng),… Mỗi biến chứng trong tổ hợp những biến chứng đó, đều có thể khiến trẻ tử vong; để điều trị tích cực chúng, cần nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
5. Chẩn đoán và điều trị
Chụp X-quang, chụp CT, nội soi phế quản, xét nghiệm máu, cấy đờm, đo Oxy xung, khí máu động mạch,… là các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm được áp dụng, bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán xác định có hay không trẻ bị viêm phế quản và nặng hay nhẹ tình trạng viêm phế quản ở trẻ.
Trường hợp trẻ bị viêm phế quản nặng, chuyên gia nhi khoa sẽ chỉ định trẻ nhập viện điều trị. Trẻ được sử dụng kháng sinh tiêm – truyền tĩnh mạch và một số phương pháp khác phù hợp với thể trạng của trẻ.
Trường hợp trẻ bị viêm phế quản nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia. Trẻ được sử dụng kháng sinh uống: Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid,… (đối với trẻ viêm phế quản do tụ cầu); Chloramphenicol, Ampicillin, Amikacin,… (đối với trẻ viêm phế quản do vi khuẩn). Trong thời gian này, nếu trẻ: Ho ra máu, khó thở, thở nhanh, thở gắng sức, đau tức ngực, tụt huyết áp, lơ mơ, mê sảng,…, bố mẹ phải cho trẻ tái khám ngay. Bởi những dấu hiệu này cho thấy viêm phế quản đang diễn biến tiêu cực.
6. Phòng ngừa
Tương tự tất cả các bệnh lý có nguyên nhân phát sinh là vi rút, vi khuẩn, thông qua dịch tiết mũi họng, viêm phế quản có thể lây từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, theo 2 con đường: Trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, chúng ta có một số cách thức lây nhiễm viêm phế quản cụ thể như:
– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết mũi họng trong không khí trẻ bệnh ho hoặc hắt hơi ra. Trẻ không bệnh tiếp xúc với trẻ bệnh. Trẻ không bệnh ăn uống bằng dụng cụ ăn uống của trẻ bệnh,…
– Gián tiếp: Trẻ không bệnh cầm/nắm/sờ/chạm đồ đạc dính dịch tiết mũi họng trẻ bệnh rồi vô tình đưa tay sờ/chạm mắt/mũi/miệng bản thân,…
Mặc dù khả năng lây nhiễm của viêm phế quản không hề yếu, phòng ngừa bệnh lý này là đơn giản nếu bố mẹ thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo sau:
– Nên: Thứ nhất, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Thứ hai, vệ sinh sạch sẽ tay cho trẻ và cho bản thân nhiều lần trong ngày (nhất là trước khi ăn, dụi mắt, đưa tay sờ/chạm mắt/mũi/miệng; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với người bệnh, cầm/nắm vật dụng/thiết bị công cộng,…); thiết lập lối sống khoa học cho trẻ (tăng cường cho trẻ dung nạp thực phẩm chứa nhiều Vitamin và chất xơ, cho trẻ bổ sung đầy đủ nước, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày).
– Không nên: Cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và các tác nhân tiêu cực kích thích phổi, như: Bụi, khí thải, khói thuốc lá,…
Như vậy, toàn bộ thông tin hữu ích cơ bản về viêm phế quản Thu Cúc TCI đã chia sẻ với bố mẹ trong bài viết này. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi băn khoăn một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!