Trẻ bị cúm mùa đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng này

Trẻ bị cúm mùa cần được điều trị đúng cách và chăm sóc tốt để không gặp phải biến chứng nguy hiểm. Nếu nhà có con nhỏ, các bố mẹ nên quan tâm, tìm hiểu về bệnh cúm mùa để bảo vệ con thật tốt và cho con điều trị đúng cách khi bé mắc bệnh. Mời các bố mẹ xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm 4 lưu ý quan trọng khi trẻ mắc cúm mùa.

1. Trẻ bị cúm mùa có thể gặp nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách

Cúm mùa là một bệnh dễ gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Hằng năm, thế giới có hàng triệu trẻ nhỏ mắc cảm cúm theo mùa, hàng triệu bé phải nhập viện do bệnh diễn tiến nặng, tiềm ẩn nhiều đe dọa tới sức khỏe. Do đó, nếu nhà có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc cúm mùa, các bố mẹ phải đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không thể chủ quan.

Trẻ bị cúm mùa đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng này-1

Trẻ bị cúm mùa có thể gặp nguy hiểm nếu không được điều trị đúng

Trẻ bị cúm mùa cần được điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận, bởi nếu không trẻ có thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng gây viêm phổi;

– Mất nước và thiếu hụt các chất điện giải;

– Làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền trẻ đang mắc phải như bệnh tim hay hen suyễn;

– Gây rối loạn chức năng não (như bệnh não) ở trẻ;

– Dẫn tới các vấn đề về xoang hay nhiễm trùng tai ở trẻ;

2. Cách điều trị cho trẻ mắc cúm mùa đơn giản, hiệu quả

Như đã khẳng định, trẻ mắc cúm mùa nên được trị bệnh đúng cách trong thời gian càng sớm càng tốt để bệnh mau khỏi. Bố mẹ có thể tham khảo gợi ý điều trị bệnh cúm mùa cho trẻ như sau:

2.1. Cho bé nghi mắc cúm mùa đi khám bác sĩ sớm

Ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc bệnh cúm mùa, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mục đích để xác định tình trạng bệnh và bé được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ bị cúm mùa đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng này-2

Bố mẹ hãy cho bé nghi mắc cúm mùa đi khám bác sĩ sớm

Các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cúm mùa cho con. Lý do là bởi nếu dùng thuốc không đúng, không phù hợp, trẻ có thể bị tác dụng phụ từ thuốc khiến bệnh cảm cúm nặng hơn.

2.2. Đảm bảo bé mắc cảm cúm được điều trị đúng chỉ định của bác sĩ

Sau khi được bác sĩ khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, bố mẹ cần phải đảm bảo cho bé mắc cảm cúm uống thuốc đầy đủ, đúng liều như bác sĩ đã chỉ định. Mục đích để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, giúp bé cảm cúm mau hồi phục và khỏe lại.

Hiện nay, bệnh cảm cúm vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, phác đồ điều trị cảm cúm cho trẻ sẽ dựa trên các triệu chứng mà bé mắc phải.

3. Áp dụng chế độ chăm sóc trẻ cảm cúm khoa học

Bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chăm sóc tốt cho bé mắc cảm cúm để bệnh của con sớm hết.

3.1. Bổ sung cho bé cảm cúm các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

Việc bổ sung các bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bé mắc cảm cúm có một thể trạng tốt để chống lại bệnh. Nhờ đó, bé sẽ sớm hết bệnh và nhanh hồi phục sức khỏe hơn.

Với trẻ sơ sinh mắc cảm cúm, mẹ nên ăn nhiều để dưỡng chất được cung cấp tới bé qua đường sữa mẹ. Trong thời gian bé không khỏe, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn.

Bé bị cúm mùa đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng này-3

Bố mẹ nên cho bé mắc cúm mùa ăn cháo để bé dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất

Với các bé lớn hơn, bố mẹ hãy bổ sung vào bữa ăn của con đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồ ăn nên được chế biến dạng lỏng như cháo hay súp để bé dễ ăn và dễ hấp thu hơn.

3.2. Bù nước và điện giải cho bé mắc cảm cúm

Khi bị cảm cúm, trẻ thường bị mất nước và chất điện giải. Do đó, bố mẹ có thể bù đắp thiếu hụt này cho bé bằng cách cho con uống nhiều nước hơn bình thường.

Đối với trường hợp cần thiết, trẻ có thể dùng bù nước và các chất điện giải bằng Oresol. Nhưng bố mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc này để đảm bảo an toàn cho bé.

3.3. Làm sạch mũi và vệ sinh đúng cách

Trẻ bị cúm mùa thường xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi khiến bé khó thở và vô cùng khó chịu. Bố mẹ có thể giúp con khắc phục tình trạng này bằng cách làm sạch mũi cho bé. Bố mẹ có thể rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý, 3-4 lần/ngày. Tuy nhiên với trường hợp bé bị nghẹt mũi nặng hơn, bố mẹ có thể hút mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Cách này chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ngày và không quá 4 ngày để tránh mũi bé bị khô, bệnh thêm nặng.

Trong thời gian bé mắc cảm cúm, bố mẹ vẫn nên vệ sinh cơ thể cho bé như bình thường. Tuy nhiên, bé cần được tắm với nước ấm, tắm nhanh để tránh nhiễm lạnh, bệnh nặng thêm. Sau tắm, bố mẹ nên cho con mặc đồ chất liệu mềm mại, để cơ thể bé được thoải mái, dễ chịu hơn.

4. Tiêm phòng là cách ngừa cúm mùa tốt nhất cho trẻ

Tiêm phòng hiện là cách ngừa cúm cúm mùa tốt nhất cho cả trẻ em và người lớn. Cách này hiện được áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi.

Ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin hiện được sử dụng để tiêm phòng cúm cho trẻ là Influvac của Hà Lan và Vaxigrip của Pháp. Theo đó, các bé từ 6 – 9 tháng tuổi lần đầu tiêm vắc xin phòng cúm sẽ được tiêm 2 mũi. Mũi tiêm số 1 cách mũi tiêm số  2 tối thiểu 1 tháng. Các mũi nhắc lại sau đó thì chỉ cần tiêm 1 mũi mỗi năm. Trường hợp các bé từ 9 tuổi trở lên mới tiêm lần đầu thì sẽ tiêm 1 mũi 0.5 ml, rồi sau đó sẽ tiêm mỗi năm 1 mũi nhắc lại tiêu chuẩn.

Thực tế, dịch cúm mùa ở nước ta thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 10 hàng năm. Trẻ bị cúm mùa không nguy hiểm nhưng biến chứng của bệnh thì rất nguy hiểm, nặng nhất có thể gây tử vong. Do đó, các bố mẹ nên chủ động phòng cúm mùa cho con bằng cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital