Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân cơ học và bệnh lý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Phạm Thái Sơn

Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân có thể bắt nguồn từ yếu tố cơ học như rối loạn chức năng cơ vòng thực quản, áp lực dạ dày tăng cao, hoặc từ các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, rối loạn nhu động thực quản. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân gây ra trào ngược để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

1. Trào ngược dạ dày thực quản – Bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến

Trào ngược dạ dày thực quản (tên tiếng anh: Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) là tình trạng khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản. Bệnh lý này thường biểu hiện qua các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, cảm giác đau rát ở ngực hoặc họng và đôi khi là ho kéo dài.

GERD không chỉ là một vấn đề tạm thời. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên và không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, hoặc thậm chí là ung thư thực quản.

Nguyên lý trào ngược dạ dày thực quản

Dịch dạ dày, bao gồm acid và các chất khác có thể trào ngược lên thực quản, gây nhiều khó chịu.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản: Cơ học và bệnh lý

2.1 Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân cơ học liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và thực quản.

Rối loạn cơ vòng thực quản dưới

Cơ vòng thực quản dưới (LES) đóng vai trò là rào chắn, ngăn không cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ vòng này hoạt động yếu hoặc không đóng kín hoàn toàn, axit và thức ăn từ dạ dày dễ dàng trào ngược.

Một số yếu tố làm suy giảm hoạt động của cơ vòng thực quản dưới:

– Tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine, chocolate, hoặc rượu.

– Hút thuốc lá, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và khả năng hoạt động của LES.

– Tuổi tác, làm giảm tính đàn hồi của cơ vòng thực quản.

Áp lực trong dạ dày tăng cao

Áp lực cao trong dạ dày có thể đẩy axit trào ngược lên thực quản. Tăng áp lực dạ dày thường xảy ra trong các trường hợp sau:

– Ăn quá no: Dạ dày giãn nở quá mức gây áp lực trực tiếp lên LES.

– Mang thai: Sự phát triển của tử cung gây chèn ép lên dạ dày.

– Thừa cân, béo phì: Lượng mỡ tích tụ quanh bụng làm tăng áp lực lên vùng dạ dày.

Thoát vị cơ hoành

Thoát vị cơ hoành xảy ra khi một phần dạ dày trượt lên ngực qua lỗ cơ hoành, làm suy yếu chức năng bảo vệ của cơ vòng thực quản dưới. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh lý tiêu hóa.

Nguyên nhân cơ học của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Ăn quá no có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

2.2 Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân bệnh lý

Các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến những rối loạn hoặc tổn thương tại dạ dày, thực quản và các cơ quan liên quan.

Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mãn tính làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn sản xuất axit và enzyme tiêu hóa. Khi axit sản xuất không được kiểm soát, nguy cơ trào ngược tăng cao.

Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng này gây ra bởi các khối u trong tụy hoặc tá tràng, kích thích dạ dày sản xuất lượng lớn axit vượt mức. Lượng axit dư thừa là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến trào ngược.

Rối loạn nhu động thực quản

Nhu động thực quản không đồng bộ hoặc yếu đi khiến thực quản không thể đẩy ngược axit và thức ăn xuống dạ dày. Tình trạng này thường xuất hiện ở người bị bệnh thần kinh thực quản hoặc các bệnh lý liên quan đến cơ.

Các bệnh lý khác

– Xơ cứng bì: Làm cứng và dày mô liên kết, ảnh hưởng đến chức năng thực quản.

– Tiểu đường: Rối loạn thần kinh tự chủ làm giảm khả năng co bóp của thực quản và dạ dày.

3. Các yếu tố nguy cơ góp phần gây trào ngược dạ dày thực quản

3.1 Thói quen kém lành mạnh trong sinh hoạt

– Ăn uống không khoa học: Dùng quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng, hoặc uống nước có ga.

– Nằm ngay sau khi ăn: Làm tăng nguy cơ axit dạ dày trào ngược.

– Thói quen hút thuốc lá và uống rượu: Làm suy yếu cơ vòng thực quản.

3.2 Yếu tố tâm lý

Stress, căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà còn làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến trào ngược.

3. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như NSAIDs, corticosteroids, hoặc thuốc hạ huyết áp có thể gây tác dụng phụ, làm tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tăng nguy cơ trào ngược.

4. Dấu hiệu cần lưu ý để nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường biểu hiện các triệu chứng:

– Ợ nóng hoặc/và ợ chua, đặc biệt sau khi ăn.

– Cảm giác đau rát ở ngực hoặc họng.

– Khản tiếng kèm đau họng kéo dài không rõ nguyên nhân.

– Ho khan kéo dài hoặc cảm giác nghẹn khi nuốt.

Chẩn đoán nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân và mức độ trào ngược dạ dày thực quản có thể được chẩn đoán nhờ kỹ thuật đo pH thực quản 24 giờ, đo HRM, nội soi…

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị trào ngược hiệu quả

5.1 Chẩn đoán

– Nội soi thực quản – dạ dày: Xác định tổn thương và viêm niêm mạc thực quản nhờ ống nội soi gắn camera siêu nhỏ.

– Đo pH thực quản 24 giờ: Theo dõi lượng axit trào ngược trong 24 giờ, xác định GERD, tần suất và tính chất cơn trào ngược.

– Đo áp lực cơ vòng thực quản độ phân giải cao (HRM): Phương pháp đo lường áp lực thực quản khi bệnh nhân thực hiện hành động nuốt. Nhờ đó đánh giá chức năng của cơ vòng thực quản, đặc biệt là LES.

– Các phương pháp khác: Xét nghiệm, siêu âm, chụp CT có thể được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ vi khuẩn H.Pylori hoặc có khối u.

Tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, các phương pháp chẩn đoán trào ngược và các bệnh lý tiêu hóa được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Nổi bật là kỹ thuật đo pH thực quản 24 giờ, đo HRM với thiết bị nhập khẩu từ Mỹ. Phương pháp này hiện chỉ được áp dụng tại một số ít bệnh viện ở miền Bắc. Bên cạnh đó, nội soi dạ dày – thực quản, siêu âm, chụp CT đa dãy, đa tầng cũng được thực hiện với các công nghệ và thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.

5.2  Phương pháp điều trị

Điều chỉnh lối sống

– Ăn uống khoa học: Tránh các thực phẩm gây kích ứng như đồ cay nóng, rượu, cà phê.

– Kiểm soát cân nặng và tránh nằm ngay sau khi ăn.

– Nâng cao đầu giường để giảm nguy cơ trào ngược khi ngủ.

Sử dụng thuốc

– Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giúp giảm sản xuất axit.

– Nhóm thuốc kháng axit: Các loại thuốc thuộc nhóm này giúp trung hòa axit dạ dày.

– Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc: Ngăn ngừa tổn thương thực quản.

Can thiệp phẫu thuật

Khi các biện pháp điều trị khác không đem lại kết quả như mong muốn, các phương pháp phẫu thuật như Nissen fundoplication,Stretta có thể được xem xét để tăng cường chức năng cơ vòng thực quản.

6. Cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

– Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Sử dụng ít các thực phẩm kích thích.

– Duy trì việc tập thể dục thường xuyên, ổn định trọng lượng cơ thể.

– Kiểm soát căng thẳng qua thiền, yoga hoặc các hoạt động giải trí lành mạnh.

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân cơ học và bệnh lý sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital