Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Cách phòng ngừa như nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến và có thể gây nhiều biến chứng nếu không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Vậy trào ngược dạ dày thực quản là gì? Cách phòng ngừa bệnh như nào? cùng tham khảo bài viết dưới đây để bạn có thể biết rõ hơn nhé. 

Menu xem nhanh:

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến tại Việt Nam, lúc này người bệnh sẽ gặp tình trạng axit và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu. Ở người bình thường, thức ăn sau khi được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản mở ra để thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây khó chịu.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến tại Việt Nam,

2. Biểu hiện phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản

Nhận biết các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản là việc làm cần thiết để có thể chủ động thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

– Buồn nôn, nôn

– Đau tức ngực

– Khó nuốt

– Khàn giọng và ho

– Đắng miệng

– Miệng tiết nhiều nước bọt

Khi gặp dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị đúng cách và triệt để.

Biểu hiện phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản

Nhận biết các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản là việc làm cần thiết để có thể chủ động thăm khám và điều trị

3. Trào ngược dạ dày thực quản do nguyên nhân nào gây ra?

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mà bạn cần lưu ý:

3.1. Nguyên nhân do dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương gây ra các tình trạng như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,…Điều này sẽ làm cho các chất có trong dạ dày chậm lưu thông, gây tăng áp lực cho dạ dày, thức ăn bị ứ đọng và dẫn đến trào ngược.

3.2. Nguyên nhân do thực quản

– Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt dưới thực quản là nhóm cơ thấp nhất nối thực quản trực tiếp với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản này chỉ giãn mở ra khi nuốt thức ăn, sau đó đóng kín lại để ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm nên không đóng kín được và khiến dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Thoát vị hoành

Cơ hoành giúp phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co lại sẽ làm tăng sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản. Nhờ đó giúp tăng trương lực cơ thắt để đóng kín và ngăn trào ngược dạ dày thực quản. Ngược lại, khi thoát vị hoành làm cơ hoành lệch khỏi vị trí so với cơ thắt dưới thực quản dễ gây ra trào ngược.

3.3. Các nguyên nhân khác gây ra trào ngược dạ dày thực quản là gì?

– Tình trạng ho lâu ngày, tác động lực đến ổ bụng khiến trào ngược acid lên thực quản

– Những người trong tình trạng thừa cân và béo phì sẽ dễ bị mắc bệnh trào ngược hơn so với người bình thường. Lý do là vì cân nặng tạo áp lực lớn lên vùng bụng và cơ thắt thực quản gây ra trào ngược.

– Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh như sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn đồ chua khi đói…

– Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn xuất hiện ở những người bị căng thẳng trong thời gian dài.

Trào ngược dạ dày thực quản do nguyên nhân nào gây ra?

Trào ngược dạ dày thực quản còn xuất hiện ở những người bị căng thẳng trong thời gian dài.

4. Các biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên mà không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng.

– Viêm loét thực quản: acid dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc thực quản gây ra tổn thương viêm loét. Nếu tình trạng nặng, vết loét thực quản chảy máu gây đau và khó khăn cho việc ăn hằng ngày.

– Hẹp thực quản: những tổn thương viêm loét hình thành các mô sẹo khiến lòng thực quản bị thu hẹp. Điều này làm tắc nghẽn sự lưu thông của thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày đi kèm với các biểu hiện như khó nuốt, đau ngực, đau khi nuốt.

– Gây ra các bệnh về đường hô hấp: Khi người bệnh bị trào ngược, acid dạ dày có thể xâm nhập vào đường thở gây viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, hen suyễn

– Barrett thực quản: đây là biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược kéo dài. Điều này gây kích thích niêm mạc thực quản, ảnh hưởng đến các tế bào phần dưới của thực quản và dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản.

5. Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh trào ngược thực quản, mọi người có thể tham khảo và áp dụng những điều như sau:

5.1. Hạn chế tối đa các thực phẩm gây trào ngược

Tránh thực phẩm và đồ uống chứa nhiều chất gây kích thích như cà phê, nước ngọt có gas, rượu, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều đường và các loại gia vị cay nóng, đồ chua. Đặc biệt bạn nên tìm hiểu về vấn đề sau khi ăn bao lâu thì nằm để tránh nằm ngay sau khi ăn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

5.2. Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi,; bổ sung chất đạm dễ tiêu như thịt lợn nạc, thịt ức gà…

5.3. Ăn nhẹ và thường xuyên

Chia bỏ các bữa ăn và ăn thành nhiều lần trong ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày và tiêu hóa tốt hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu và xây dựng thực đơn phù hợp với người trào ngược các bữa sáng, bữa ăn chính trong ngày.

5.4. Kiểm soát cân nặng

Tránh tăng cân không kiểm soát hoặc duy trì tình trạng béo phì, vì điều này có thể tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

5.5. Tránh ăn quá nhanh

Điều chỉnh cách ăn để ăn chậm và nhai kĩ hơn, không nói chuyện trong khi ăn nhằm giảm lượng không khí vào dạ dày.

5.6. Tăng cường vận động

Tập luyện và duy trì thói quen tập luyện hằng ngày giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

5.7. Điều chỉnh giấc ngủ

Đảm bảo luôn ngủ đủ giấc để giảm stress và căng thẳng.

5.8.Tránh hút thuốc lá

Tránh hút thuốc lá bởi nó có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

 5.9. Kiểm tra và tầm soát tiêu hóa định kỳ.

Nên chủ động kiểm tra đường tiêu hóa định kỳ hoặc bất cứ khi nào có những biểu hiện bất thường.

Trên đây là những thông tin về trào ngược dạ dày thực quản là gì và cách phòng ngừa, hy vong sẽ giúp ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về căn bệnh này. Khi thấy các dấu hiệu trào ngược xuất hiện cần thăm khám sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị và không mang lại hiệu quả cao.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:

– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.

– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital