Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Thẩm Hoàng Hải

Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện tượng này có xảy ra nhưng rất hiếm gặp, không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng. 

1. Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không và nguyên nhân

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng xảy ra khi axit và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Gây ra các triệu chứng điển hình gồm ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, chán ăn, đầy bụng, đau vùng thượng vị… Bên cạnh đó, có những trường hợp trào ngược dạ dày kèm cả chóng mặt, đau đầu. Bởi vậy nên câu hỏi “Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không” được nhiều người quan tâm.

Hiện các chuyên gia vẫn chưa lý giải được nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau đầu. Tuy nhiên hiện tượng này có sự liên quan giữa sức khỏe đường ruột và não bộ.

1.1 Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không: Nguyên nhân do vấn đề tiêu hóa

Khi trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản, lượng axit trong dạ dày sẽ thấp hơn bình thường. Chỉ số axit dạ dày cần duy trì ở mức độ nhất định. Nếu quá thấp sẽ khiến quá trình tiêu hóa khó khăn hơn, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển. Các loại vi khuẩn khiến thức ăn lên men nhanh hơn, sản sinh ra khí dư thừa trong dạ dày.

Lượng khí hư này gây căng tức khó chịu bụng và áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới gây nên hiện tượng trào ngược.

Cơn đau dầu do trào ngược dạ dày thường xảy ra và biến mất nhanh. Phổ biến nhất là vào sáng sớm, đêm muộn hoặc sau khi ăn no. Trào ngược dạ dày gây đau đầu có thể được cải thiện khi lượng khí thừa bị loại bỏ. Chóng mặt do trào ngược xảy ra khi bị đau đầu quá mức. Người bệnh trào ngược có thể cảm thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng do kém ăn, ăn uống khó tiêu và thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không

Trào ngược dạ dày có thể gây đau đầu, tuy nhiên rất hiếm gặp

1.2 Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không: Nguyên nhân do nhịp tim nhanh

Hội chứng nhịp tim nhanh là tình trạng lượng máu quay trở lại tim quá thấp khi đang nằm sau đó đột ngột đứng lên. Hội chứng nhịp tim nhanh gây ra nhiều biến chứng, trong đó phổ biến hàng đầu là gia tăng sự nhạy cảm của cơ thể với các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.

Chính bởi vậy nên khi mắc nhịp tim nhanh, người bệnh cũng dễ trào ngược và gặp những cơn đau đầu. Hội chứng nhịp tim nhanh xuất hiện ở nam và nữ trong độ tuổi từ 15 – 50 tuổi. Hiện tượng này thường gặp sau khi người bệnh nhiễm virus hoặc gặp chấn thương. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày gây đau đầu thì nguyên nhân có thể không liên quan đến hội chứng nhịp tim nhanh.

2. Trào ngược dạ dày gây vấn đề sức khỏe khác

Ngoài vấn đề trào ngược dạ dày có gây đau đầu không thì người bệnh trào ngược còn có thể gặp một số vấn đề khác:

2. Mệt mỏi do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị, do giấc ngủ vào ban đêm bị gián đoạn,… Lúc này, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2.2 Buồn nôn do trào ngược dạ dày

Buồn nôn là biểu hiện điển hình của trào ngược dạ dày. Khi dịch vị đi ngược lên thực quản kèm theo axit và thức ăn dẫn tới buồn nôn và nôn. Ợ nóng và mùi chua trong miệng kết hợp với ho có thể gây tình trạng nôn mửa. Có thể cải thiện tình trạng buồn nôn tại nhà bằng cách sử dụng các thảo dược tự nhiên như chanh, gừng, bạc hà, mật ong… Người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

2.3 Trào ngược dạ dày gây sốt

Ngoài đau đầu, buồn nôn thì người bị trào ngược cũng có thể gặp tình trạng sốt nhẹ, tuy nhiên rất hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do dịch vị axit trào ngược lên tiếp xúc với các cơ quan của hệ hô hấp, gây viêm loét và tạo ra các cơn sốt nhẹ. Nếu sốt cao trên 39 độ C kèm nôn ra máu, ói mửa, đau bụng… thì người bệnh nên đi khám ngay. Vì có thể bệnh đã tiến vào giai đoạn nặng, cần điều trị để tránh biến chứng.

lý giải Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

3. Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không và cách khắc phục

Hiện chưa có phương pháp cụ thể nào điều trị trào ngược dạ dày gây đau đầu. Tuy nhiên, cải thiện bệnh trào ngược sẽ giảm cơn đau đầu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc kiểm soát trào ngược theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là uống cá loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, hiệu quả của thuốc không rõ rệt thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng các loại thuốc giảm đau có kê đơn.

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc, người bị trào ngược dạ dày nên thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống

– Chia các bữa ăn trong ngày thành các bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều mỗi lần.

– Ăn đúng giờ, đúng bữa. Không ăn quá no hay quá đói. Ăn chậm nhai kỹ.

– Đi lại nhẹ nhàng sau ăn và không nên nằm sau mỗi bữa ăn

– Hạn chế đồ cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

– Bổ sung các loại trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ, đạm dễ tiêu.

– Không nên sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác, uống nhiều nước ấm.

– Hạn chế các loại thực phẩm tăng tiết acid dịch vị như đu đủ xanh, trái cây có múi (cam, chanh), muối, chocolate…

– Sử dụng các loại thực phẩm trung hòa axit như dưa hấu, bột yến mạch, bánh mì, các loại đậu đỗ…

3.2 Thay đổi lối sống

– Đi lại nhẹ nhàng sau ăn và không nên nằm sau mỗi bữa ăn

– Tránh căng thẳng, stress, cố gắng giữ tinh thần thoải mái.

– Kê cao gối khi ngủ và nên nằm nghiêng về bên trái, không nên thức khuya.

– Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khỏe.

cải thiện Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không

Cải thiện tình trạng đau đầu do trào ngược bằng cách thay đổi lối sống

Trên đây là giải đáp “Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không” để bạn tham khảo. Trong trường hợp bệnh trào ngược nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe, bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital