Tìm hiểu về xuất huyết dạ dày tá tràng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa sau thời gian người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng nặng. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Người bệnh cần tham khảo nhiều thông tin và theo dõi tình hình để điều trị bệnh sớm.

1. Xuất huyết dạ dày tá tràng là gì?

Xuất huyết dạ dày tá tràng là biến chứng ở đường tiêu hóa khá thường gặp. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là người bệnh đi ngoài hoặc nôn ra máu tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hiện ra bằng mắt thường. Mức độ chảy máu nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý.

Xuất huyết dạ dày tá tràng là bệnh nguy hiểm

Xuất huyết dạ dày tá tràng là bệnh nguy hiểm

2. Các triệu chứng cơ bản khi bị xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày có thể có biểu hiện rõ ràng hoặc không. Dấu hiệu cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí và tốc độ chảy máu trên đường tiêu hóa: Miệng, hậu môn,…

2.1 Đau bụng vùng thượng vị

Xuất huyết dạ dày do phần niêm mạc bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau ở vùng thượng vị và có thể lan ra sau lưng. Mức độ đau nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm loét tại dạ dày tá tràng.

2.2 Da nhợt nhạt, thay đổi sắc tố da

Chảy máu tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý liên quan tới dạ dày tá tràng. Khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ gây mất máu dẫn tới suy nhược, da tái nhợt.

2.3 Buồn nôn, nôn ra máu

Buồn nôn là dấu hiệu dễ nhận biết của xuất huyết dạ dày. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn, nôn ra thức ăn lẫn máu tươi và đen. Nếu triệu chứng lặp lại liên tục và lượng máu nôn ra nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân cần cấp cứu kịp thời để điều trị.

2.4 Đi ngoài ra máu

Xuất huyết dạ dày tá tràng khiến người bệnh đi ngoài ra máu có màu đen như cà phê kèm mùi hôi khó chịu. Lượng phân càng nhiều, màu càng sậm thì chứng tỏ tình trạng xuất huyết càng nặng. Tình trạng này xuất hiện do máu từ dạ dày hòa lẫn cùng thức ăn đi vào ruột và ra ngoài theo chất thải. Nếu lượng máu chảy nhiều sẽ đi đại tiện ra máu có màu đỏ tươi.

2.5 Dấu hiệu thiếu máu

Dạ dày tá tràng bị xuất huyết liên tục sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Các dấu hiệu nhận biết là: Choáng váng, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hay còn gọi là sốc mất máu. Ngoài ra khi dạ dày gặp vấn đề sẽ thường cảm thấy chán ăn và dễ dẫn tới thiếu dinh dưỡng.

2.6 Mệt mỏi, khó thở

Xuất huyết nhiều dẫn tới thiếu máu gây mệt mỏi, khó thở, thậm chí có thể gây ngất. Tình trạng này rất nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời để có hướng kiểm soát.

Đau thượng vị là dấu hiệu khi bị bệnh về dạ dày tá tràng

Đau thượng vị là dấu hiệu khi bị bệnh về dạ dày tá tràng

3. Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày bắt nguồn từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Phần lớn là do thói quen ăn uống, sinh hoạt,  tiền sử bệnh lý,… Cụ thể như sau:

3.1 Xuất huyết dạ dày tá tràng do mắc bệnh về dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây chảy máu bao tử. Các vết loét thường phát triển trên phần ruột non và niêm mạc dạ dày. Sau đó acid sẽ khiến vết viêm loét trở nên trầm trọng hơn.

Ở mức độ nhẹ các mao mạch nhỏ bị đứt khiến lượng máu chảy ít và có thể tự cầm được. Tuy nhiên khi đứt các động mạch lớn sẽ gây xuất huyết ồ ạt, không thể kiểm soát gây nguy hiểm tới tính mạng.

3.2 Tác hại của bia rượu gây xuất huyết dạ dày tá tràng

Đồ uống có cồn gây kích thích niêm mạc dạ dày là nguyên nhân chính dẫn tới xuất huyết dạ dày. Việc dung nạp nhiều bia rượu khiến lớp niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấu gây ra chảy máu.

3.3 Nguyên nhân do tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc

Các loại thuốc trị bệnh xương khớp, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi sử dụng các loại thuốc này lâu có thể hình thành các vết viêm loét ở dạ dày.

3.4 Do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày, tá tràng và thực quản

Vỡ tĩnh mạch ở dạ dày, tá tràng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xuất huyết hệ tiêu hóa. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên nhất ở người mắc bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan. Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp của xuất huyết dạ dày và tá tràng.

3.5 Hội chứng Mallory Weiss

Đây là hội chứng vết rách ở dạ dày thực quản. Hội chứng này khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới xuất huyết. Hội chứng Mallory Weiss là bệnh không lây nhiễm và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày mà không cần điều trị.

3.6 Các nguyên nhân khác

Xuất huyết dạ dày tá tràng còn có thể do các bệnh lý gây ra. Các bệnh lý có thể gây bệnh là: Dị dạng mạch máu do phình mạch tại dạ dày, ưng thư thực quản, tổn thương mạch,..

Bia rượu là một trong các nguyên nhân gây bệnh

Bia rượu là một trong các nguyên nhân gây bệnh

4. Xuất huyết tiêu hóa có gây nguy hiểm không?

Xuyết huyết dạ dày là bệnh lý gây nguy hiểm do bệnh nhân có thể mất nhiều máu gây ảnh hưởng tới tính mạng. Trong giai đoạn mới khởi phát bệnh không tạo ra nhiều biến đổi trong cơ thể. Lượng máu chảy lúc này rất ít và chỉ có thể phát hiện qua các xét nghiệm y khoa. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phân có màu sẫm, xuất hiện chút máu trên giấy vệ sinh, bồn cầu.

Khi tình trạng xuất huyết nặng hơn sẽ gây chảy máu ồ ạt, liên thực. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mạch đập yếu. Nếu không kịp thời can thiệp cầm máu người bệnh sẽ mất nhiều máu dẫn tới tử vong.

5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày

Các trường hợp chảy máu nhẹ sẽ tự ngừng mà không cần điều trị. Khi dạ dày tá tràng bị xuất huyết nhiều người bệnh cần tiến hành xét nghiệm và điều trị. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật y khoa và kê đơn thuốc phù hợp để cầm máu.

Các cách chuẩn đoán trước khi tiến hành điều trị:

Xét nghiệm máu: Giúp theo dõi tốc độ máu, số lượng tiểu cầu, công thức máu

– Xét nghiệm phân nhằm xác định nguyên nhân xuất huyết

– Nội soi: Giúp quan sát tình trạng bên trong dạ dày tá tràng. Đồng thời phương pháp này còn giúp điều trị như kẹp clip ổ loét đang chảy máu hoặc thắt đường vỡ của tĩnh mạch

6. Nên làm thế nào để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết hệ tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do đó việc phòng ngừa bệnh từ sớm là điều vô cùng cần thiết.

– Tránh hút thuốc lá, trà, cafe, đồ uống có cồn

– Tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường hệ miễn dich

– Lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi

– Bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

– Lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ chất

– Giữ vững tinh thần vui vẻ, lạc quan và tránh xa stress

– Hạn chế tối đa việc thức khuya sẽ không có lợi cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh

Xuất huyết dạ dày tá tràng là nỗi lo của nhiều người. Nếu không may mắc bệnh bạn không nên lo lắng thái quá. Việc cần làm là bạn nên đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital