Tìm hiểu về đau cổ tay một tình trạng khá phổ biến

Đau cổ tay là một tình trạng khá phổ biến. Đau cổ tay thường do bong gân hay gãy xương từ chấn thương bất ngờ nhưng đây cũng có thể là kết quả của những vấn đề lâu dài, chẳng hạn như những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần (cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái), viêm khớp và hội chứng ống cổ tay. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau cổ tay nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Triệu chứng đau cổ tay

Triệu chứng của đau cổ tay có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Triệu chứng của đau cổ tay có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Triệu chứng của đau cổ tay có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Ví dụ như hội chứng đau cổ tay thường gây ra cảm giác như bị châm chích ở cổ tay, đặc biệt là vào ban đêm.

Không phải tất cả các trường hợp đau cổ tay đều cần phải điều trị. Đau cổ tay do bong gân nhẹ chỉ cần chườm nước đá và sử dụng thuốc giảm đau. Nhưng nếu người bệnh bị đau hoặc sưng kéo dài hơn một vài ngày hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời. Sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể làm giảm hiệu quả điều trị, hạn chế phạm vi vận động và gây thương tật lâu dài.

Nguyên nhân đau cổ tay

Thương tổn ở bất cứ bộ phận nào của cổ tay đều gây đau đớn và ảnh hưởng tới khả năng sử dụng cổ tay và bàn tay của người bệnh. Sau đây là các nguyên nhân gây đau cổ tay:

– Chấn thương

Chấn thương cổ tay thường xảy ra khi đột ngột bị ngã chống tay xuống đất.
Chấn thương cổ tay thường xảy ra khi đột ngột bị ngã chống tay xuống đất.

+ Tác động đột ngột: chấn thương cổ tay thường xảy ra khi đột ngột bị ngã chống tay xuống đất. Điều này có thể gây ra bong gân và thậm chí là gãy xương.

+ Những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như: Cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái là điều kiện thuận lợi để tiến triển các tổn thương ở vùng cổ tay.

– Viêm khớp:

+ Thoái hóa khớp: đây là loại viêm khớp xảy ra khi sụn đệm đầu xương thoái hóa dần theo thời gian. Thoái hóa khớp ở cổ tay rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở những người đã từng bị chấn thương ở cổ tay trong quá khứ.

+ Viêm khớp dạng thấp: là một rối loạn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của nó, viêm khớp dạng thấp thường tác động đến cổ tay.

– Các bệnh khác:

Hội chứng ống cổ tay cũng là nguyên nhân gây đau cổ tay và bàn tay.
Hội chứng ống cổ tay cũng là nguyên nhân gây đau cổ tay và bàn tay.

+ Hội chứng ống cổ tay: Bệnh này hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở cổ tay và bàn tay.

+ Bệnh Kienbock: Bệnh mang tên Robert Kienbock, một nhà X-quang người Áo mô tả hình ảnh nhuyễn xương ở xương nguyệt năm 1910. Xương nguyệt là 1 trong 8 xương nhỏ ở cổ tay. Biểu hiện đau ở cổ tay, thường đau trực tiếp tại vị trí tương ứng xương nguyệt, có thể kèm sưng nóng tại chỗ, giảm động tác gấp cổ tay. Bệnh này thường ảnh hưởng tới thanh, thiếu niên.

Các yếu tố nguy cơ

Đau cổ tay có thể xảy ra với bất cứ ai, dù là người lười vận động hay rất chăm chỉ vận động. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau cổ tay là:

– Tham gia các môn thể thao: Chấn thương cổ tay là phổ biến trong nhiều môn thể thao, bao gồm cả bowling, golf, thể dục dụng cụ, trượt tuyết và quần vợt.

– Công việc lặp đi lặp lại: hầu hết bất cứ công việc nào yêu cầu lặp đi lặp lại các động tác liên quan tới tay và cổ tay, nhất là khi thực hiện thường xuyên trong nhiều giờ đồng hồ liền, có thể gây đau cổ tay.

– Một số bệnh hay điều kiện: mang thai, tiểu đường, béo phì, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay, kéo theo đau cổ tay.

Chẩn đoán và điều trị đau cổ tay

Trong khám lâm sàng, bác sĩ sẽ:

Trong khám lâm sàng, bác sĩ sẽ liểm tra tình trạng cổ tay bị sưng, đau hoặc biến dạng như thế nào.
Trong khám lâm sàng, bác sĩ sẽ liểm tra tình trạng cổ tay bị sưng, đau hoặc biến dạng như thế nào.

– Kiểm tra tình trạng cổ tay bị sưng, đau hoặc biến dạng.

– Yêu cầu người bệnh di chuyển cổ tay để đánh giá xem phạm vi chuyển động suy giảm như thế nào.

– Đánh giá khả năng cầm nắm và sức mạnh cẳng tay.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, chụp cộng hưởng từ, siêu âm…) , nội soi khớp hoặc kiểm tra thần kinh.

Việc điều trị đau cổ tay phụ thuộc vào loại, vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

– Thuốc: người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen.

Người bị đau cổ tay có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen.
Người bị đau cổ tay có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen.

– Vật lý trị liệu: nếu người bệnh cần phải phẫu thuật, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi chức năng cổ tay sau phẫu thuật. Ngoài ra trong quá trình điều trị, người bệnh phải mang 1 cái nẹp để cố định cổ tay và bàn tay.

– Phẫu thuật: được áp dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như gãy xương nghiêm trọng, hội chứng ống cổ tay hoặc sửa chữa gân hay dây chằng bị đứt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital