Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa được chẩn đoán ở cả nam và nữ. Bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao thứ 4 thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Do đó, chủ động tiến hành tầm soát ung thư sớm là việc làm cần thiết. Trong quy trình tầm soát ung thư thì xét nghiệm máu đóng vai trò rất quan trọng, giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư. Vậy đối với xét nghiệm ung thư đại tràng, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về các chỉ số chỉ điểm ung thư phổ biến nhé.
Menu xem nhanh:
1. Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng
Khi đi tầm soát ung thư đại tràng, xét nghiệm là danh mục bắt buộc. Với mục đích là tìm kiếm các dấu vết ung thư lưu hành trong máu, bởi khi khối u xuất hiện thì có thể tiết ra một số chất đặc trưng đủ nhiều để đo được qua xét nghiệm máu. Từ đó, bác sĩ có căn cứ để nghi ngờ và chỉ định bạn thực hiện sàng lọc thêm với các phương pháp khác như: nội soi, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính,….
2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng
Các chỉ số xét nghiệm ung thư đại tràng phổ biến trong quy trình tầm soát sẽ bao gồm: CEA, CA 19-9, CA 72. Ba chỉ số này có giá trị báo hiệu nguy cơ người bệnh mắc ung thư đại tràng nếu nồng độ tăng cao bất thường.
2.1. Chỉ số xét nghiệm máu CEA
Chỉ số CEA sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường có thể báo hiệu rằng người bệnh mắc ung thư đại tràng. Đồng thời xác định được chính xác giai đoạn của khối u.
– Chỉ số CEA từ 0 – 2.5 ng/mL: bình thường.
– Chỉ số CEA từ 2.5 – 5 ng/mL: nguyên nhân có thể do người xét nghiệm đã sử dụng thuốc lá.
– Chỉ số CEA trên 5 ng/mL: có thể xảy ra một tổng 3 trường hợp sau
+ Người được khám mắc ung thư đại tràng
+ Người được khám bị bệnh ung thư khác: Ung thư dạ dày, vú, tụy, thực quản,…
+ Người được khám mắc các bệnh lành tính: Viêm phổi, xơ gan, viêm gan,…
2.2. Chỉ số xét nghiệm CA 19-9
CA 19-9 cũng là một chất chỉ điểm ung thư đại tràng phổ biến. Tuy nhiên, xét nghiệm này có độ nhạy thấp hơn CEA.
– Chỉ số CA 19-9 từ 0 – 37 U/mL: người khám bình thường
– Chỉ số CA 19-9 trên 37 U/mL: Có thể người khám bị:
+ Ung thư đại tràng
+ Các bệnh ung thư khác: Ung thư gan, mật,dạ dày, đường mật, buồng trứng, tử cung,…
+ Các bệnh lành tính như viêm tụy, sỏi mật, viêm ruột, viêm túi mật, …
2.3. Chỉ số CA 72-4
CA 72-4 là mucin-glycoprotein tổn tại trên bề mặt của tế bào trực tràng. Ở những người mắc ung thư đại tràng, chỉ số này thường tăng cao. Vì vậy xét nghiệm này giúp sàng lọc, theo dõi điều trị, tình trạng tiến triển của ung thư đại tràng.
– Kết quả nồng độ của CA 72-4 từ 0 – 6.9 ug/mL: bình thường
– Kết quả nồng độ của CA 72-4 trên 6.9 ug/mL: có thể rơi vào một trong 3 trường hợp sau:
+ Bệnh nhân đã mắc ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ tăng của chỉ số 72-4 là 20 – 41%.
+ Người bệnh mắc một số căn bệnh ung thư khác: ung thư dạ dày, tuyến tụy, thực quản,…
+ Mắc các bệnh lành tính như: bệnh tuyến vú, bệnh buồng trứng lành tính, bệnh đường tiêu hóa lành tính…
Như vậy có thể thấy, các chỉ số chỉ điểm ung thư đại tràng phổ biến như CEA, CA 19-9, CA 72-4 có ý nghĩa trong việc nghi ngờ, hỗ trợ chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, chỉ dựa vào xét nghiệm máu thôi chưa đủ bởi trong nhiều trường hợp cho thấy kết quả các chỉ số tăng cao nhưng không hề mắc ung thư đại tràng. Bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm ung thư đại tràng thì cần làm thêm các phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác để củng cố kết luận cuối cùng.
3. Một số phương pháp xét nghiệm sàng lọc khác
Như đã nói ở trên, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu không thể chắc chắn 100% đã mắc bệnh. Chính vì vậy, bạn sẽ phải thực hiện thêm một số phương pháp tầm soát sau để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.
3.1. Xét nghiệm tìm máu trong phân
Bình thường trong phân không có máu nhưng với người bị ung thư sẽ xảy ra tình trạng tăng sinh mạch nhiều, các mạch máu trở nên dễ tổn thương khi có phân đi qua. Do vậy, xét nghiệm tìm kiếm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao, tạo tiền đề cho việc thực hiện các xét nghiệm khác kỹ càng hơn.
3.2. Nội soi đại tràng
Ngoài xét nghiệm máu ung thư đại tràng thì nội soi là phương pháp sàng lọc với độ chính xác cao, không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào bên trong đại tràng.
Là một trong những phương pháp can thiệp y học giúp chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý liên quan đến ung thư đại tràng và trực tràng. Khi tiến hành nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi dây mềm vào bên trong của đại tràng, đầu ống dây có gắn camera. Việc này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, phát hiện các tổn thương bên trong đại tràng.
3.3. Các phương pháp khác
Các phương pháp như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT/MRI… cũng sẽ được chỉ định bởi bác sĩ trong quá trình tầm soát ung thư. Các phương pháp này cho phép quan sát các tổ chức bất thường, khối u, ung thư ở đại tràng, đánh giá tình trạng xâm lấn so với xung quanh, đánh giá tình trạng hạch ổ bụng nếu cơ nghi ngờ di căn.
3.4. Sinh thiết
Phương pháp sinh thiết thường được thực hiện ngay trong quá trình nội soi đại tràng. Nếu như khi nội soi có phát hiện bất kỳ điều gì bất thường hay nghi ngờ của ung thư thì bác sĩ sẽ chủ động tiến hành lấy mẫu để sau đi mang đi kiểm tra. Kết quả sinh thiết sẽ giúp củng cố kết luận cuối cùng của bác sĩ.
Hiện nay, không thể phủ nhận sự gia tăng mắc ung thư đại tràng ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là có sự trẻ hóa. Cách tốt nhất là tầm soát ung thư đại tràng định kỳ hàng năm để không bỏ lỡ thời điểm “vàng” phát hiện bệnh. Nếu bạn đang không biết phải lựa chọn địa điểm uy tín để thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng thì Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là cái tên bạn không nên bỏ lỡ. Với quy trình thăm khám, sàng lọc khép kín thì bạn sẽ có cơ hội được thực hiện các xét nghiệm ung thư đại tràng phổ biến, được khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên môn cao và được trải nghiệm hệ thống máy móc y tế hiện đại bậc nhất.
Hy vọng bài viết này đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích về việc sàng lọc ung thư đại tràng nhé!