Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan nhằm phát hiện bệnh sớm, từ đó giúp cho việc điều trị hiệu quả và tiên lượng sống của người bệnh được tốt hơn. Cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về ung thư gan
1.1. Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là tình trạng gan có sự xuất hiện của các tế bào u ác tính. Các tế bài này phát triển với tốc độ nhanh chóng dẫn tới phá hủy gan.
Ung thư gan gồm có 2 loại:
– Ung thư gan nguyên phát: Xảy ra khi các tế bào của gan bất thường, ảnh hưởng tới chức năng gan. Có thể lan rộng sang các vùng khác hoặc cơ quan khác bên ngoài gan.
– Ung thư gan thứ phát: Xuất hiện khối u ở gan, tuy nhiên khối u này do các tế bào ung thư tại các cơ quan khác lây sang. Đây có thể là khối u tại dạ dày, túi mật, đại tràng…
Ung thư gan khiến gan không thể thực hiện các chức năng như: chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất béo, hỗ trợ chuyển hóa protein, hỗ trợ quá trình đông máu, lưu trữ vitamin và khoáng chất… dẫn tới các tác động có hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
1.2. Các đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Hoạt động này được khuyến khích thực hiện ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:
– Nhiễm virus HBV (viêm gan B) hoặc virus HCV (viêm gan C) mạn tính.
– Viêm gan tự miễn hoặc viêm gan kèm theo bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…).
– Xơ gan.
– Bệnh đái tháo đường.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu.
– Thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc dùng nhiều chất kích thích.
– Tiền sử thành viên trong gia đình có người mắc ung thư gan.
– Tiếp xúc với aflatoxin – chất gây ung thư cực mạnh ở cơ thể con người.
2. Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan và các phương pháp khác
Thông qua quá trình thăm khám tổng quát lâm sàng và các thông tin về tiền sử mắc bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin đó để đưa ra một số nhận định ban đầy và chỉ định các phương pháp cận lâm sàng phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác:
2.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan qua các chỉ số xét nghiệm máu
2.1.1. Xét nghiệm AFP
Đây là một trong số các xét nghiệm được áp dụng khá phổ biến để phát hiện các mầm mống gây nên ung thư gan. AFP là một chất chỉ dấu tế bào gây ung thư có độ nhạy và độ chính xác cao lên tới 80 -90%. Xét nghiệm này còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.
Với những người mắc các bệnh liên quan tới gan, nên thực hiện xét nghiệm AFP kết hợp với việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Để có thẻ đánh giá về nguy cơ mắc ung thư gan từ đó có phương pháp ngăn chặn kịp thời.
Chỉ số nồng độ AFP trung bình của người trưởng thành là < 25 Ul/ml.
Chỉ số của người có nguy cơ mắc ung thư gan ~25 – 300 Ul/ml
2.1.2. Xét nghiệm chỉ số AFP – L3
AFP-L3 chủ yếu được hình thành bởi các tế bào u gan ác tính. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán sớm ung thư biểu mô tế bào ác tính sản xuất ra AFP-L3 ngay từ giai đoạn sớm. Đồng thời cũng có thể chẩn đoán ung thư sớm hơn từ 9 – 12 tháng so với chẩn đoán hình ảnh.
Giá trị chỉ số của xét nghiệm này được xác định là có độ nhạy là 56% và độ đặc hiệu tới 90%.
2.1.3 Xét nghiệm DCP
Nồng độ DPC thường được sử dụng để theo dõi tiến triển của bệnh.
Nếu nồng độ DPC tăng cho thấy sự hiện diện hoặc tái phát của ung thư gan.
Nếu đang trong thời gian điều trị mà nồng độ DPC giảm tương ứng với việc cơ thể đang đáp ứng điều trị.
Nếu mức độ DPC không thay đổi hoặc tăng thì đồng nghĩa với việc phương pháp điều trị hiện tại không đem lại hiệu quả.
Vì vậy mà xét nghiệm DPC có thể dùng sàng lọc, tuy nhiên sẽ phổ biến hơn trong theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị ung thư gan.
2.2. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư gan
Bên cạnh việc áp dụng xét nghiệm sàng lọc ung thư gan thì bác sĩ cũng sẽ kết hợp cùng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để có thể đánh giá tình trạng bệnh một cách khách quan nhất như:
2.2.1. Siêu âm ổ bụng
Phương pháp này giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh với độ nhạy cao từ 65 – 85% giúp phát hiện các khối u có kích thước nhỏ chỉ vài mm. Phương pháp này còn giúp chẩn đoán được các loại bệnh lý khác như: xơ gan, tăng áp tĩnh mạch cửa… Đây là phương pháp nhanh gọn, đơn giản, không xâm lấn hay gây hại cho cơ thể người bệnh.
2.2.2. Chụp CT và chụp MRI
Tuy siêu âm có thể phát hiện các khối u nhỏ nhưng lại chưa phải là phương pháp hiệu quả nhất. Với chụp CT và chụp MRI có thể giúp bác sĩ tìm ra được những khối u có kích thước nhỏ hơn. Do vậy, phương pháp này sẽ được tiến hành nếu như siêu âm không thể phát hiện ung thư gan ở giai đoạn mặc dù có kết quả xét nghiệm nghi ngờ.
So với siêu âm, phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian và có chi phí đắt hơn, tuy nhiên lại có độ chính xác cao hơn.
3. Phương pháp để phòng ngừa ung thư gan
Tuy ung thư gan không thể ngăn ngừa một cách tuyệt đối, nhưng việc áp dụng một số biện pháp dưới đây có thể giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Tiêm vaccine viêm gan B.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm gan C.
– Phòng ngừa xơ gan: hạn chế sử dụng bia rượu, duy trì cân nặng hợp lý.
– Thực hiện khám sàng lọc và các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm.
Các triệu chứng ung thư gan thường không rõ ràng vì vậy nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nên chủ động thăm khám ngay. Tầm soát ung thư gan chính là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn mới khởi phát, ngay cả khi ung thư chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
Để đáp ứng được nhu cầu tầm soát sức khỏe của người dân, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư gan nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Tại đây sở hữu ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao và tư vấn tận tình cho từng bệnh nhân. Cùng với đó là quy trình thăm khám được thiết kế một cách khoa hoc kết hợp với hệ thống móc công nghệ cao giúp quá trình thăm khám được nhanh chóng và chất lượng kết quả được chính xác.
Qua thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về hoạt động tầm soát ung thư gan. Mong rằng những thông tin hữu ích để có thể giúp bạn chủ động bảo vệ được sức khỏe của mình.