Thuốc bôi trị viêm nướu răng và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh viêm nướu răng là một bệnh răng miệng phổ biến, tuy nhiên bệnh thường bị xem thường nên có thể dẫn đến bệnh nha chu và thậm chí là mất răng. Có một số loại thuốc bôi trị viêm nướu răng có khả năng cải thiện hiệu quả cho bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu xem là những loại thuốc gì.

1. Khát quát về bệnh viêm nướu răng

1.1. Khái niệm bệnh

Viêm nướu răng là một tình trạng nha khoa phổ biến và thường gặp. Bệnh này xuất phát khi nướu bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chính của viêm nướu là sự tích tụ của mảng bám chứa vi khuẩn quá lâu mà không được làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào nướu.

Nếu nhận thấy nướu bị sưng, đỏ, đau và hay chảy máu thì có thể bạn đã bị viêm nướu. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể tiến triển nặng thành viêm nha chu, thậm chí mất răng.

thuốc bôi trị viêm nướu răng

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi và gây bệnh

Để điều trị cũng như phòng ngừa viêm nướu, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên. Đồng thời nên đi khám răng miệng định kỳ tại nha khoa để được kiểm tra các vấn đề và loại bỏ ngay khi chúng còn đang ở giai đoạn nhẹ.

1.2. Nguyên nhân

Bệnh viêm nướu là một tình trạng phổ biến và thường gặp trong nha khoa. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm nướu như:

– Một lớp màng mịn chứa vi khuẩn, thường tích tụ trên bề mặt răng và tiếp xúc với nướu. Nếu không được loại bỏ thông qua chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, mảng bám này có thể gây kích thích và tổn thương cho nướu, dẫn đến viêm nhiễm.

– Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách: bao gồm chải răng sai cách và không sử dụng chỉ nha khoa, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám và vi khuẩn phát triển, gây ra viêm nướu.

– Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giảm khả năng kháng thể của nướu. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm nướu.

– Thay đổi hormone: Sự biến động hormone trong các giai đoạn như thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt, và tuổi dậy thì có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu.

– Stress: Stress có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu.

– Chế độ ăn không lành mạnh: Chế độ ăn giàu đường và thức ăn có chứa acid có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra viêm nướu.

1.3. Triệu chứng

Triệu chứng của viêm nướu có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh.

– Sưng và đỏ: Nướu xung quanh răng trở nên sưng và có màu đỏ. Vấn đề này thường xuất hiện ở phần nướu gần răng, có thể quan sát được bằng mắt thường.

– Chảy máu nướu: Một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của viêm nướu là chảy máu khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa. Nướu có thể chảy máu do tổn thương và viêm nhiễm.

– Đau nhức: Nướu có thể trở nên đau nhức, đặc biệt là khi bạn chải răng, ăn uống.

Hôi miệng: Viêm nướu có thể gây hôi miệng do mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong miệng.

Những triệu chứng trên thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm nướu và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của viêm nướu, nên đến bác sĩ nha khoa để được đánh giá và tư vấn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng. Điều trị sớm có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và duy trì sức khỏe nướu và răng.

Sưng nướu thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và không muốn ăn uống

Sưng nướu thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và không muốn ăn uống

2. Thuốc bôi trị viêm nướu răng cơ bản

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu, tập trung vào các mục tiêu như giảm đau, chống viêm, gây tê tại chỗ, sử dụng kháng sinh (nếu cần), và sử dụng nước sát trùng miệng. Tuy nhiên, việc dùng những loại thuốc nào cần được sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bị viêm nướu, bạn cần đến nha sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cho bạn.

– Thuốc giảm đau:

Các loại thuốc như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và giảm sưng do viêm nướu. Việc sử dụng thuốc giảm đau nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng.

– Thuốc gây tê tại chỗ:

Đôi khi, bác sĩ có thể kê gel gây tê như Lidocaine và prilocaine để làm giảm đau hiệu quả tức thì, giúp người bệnh dễ dàng ăn uống và nói chuyện hơn. Tuy nhiên, tác dụng gây tê không quá dài. Người bệnh nên bôi theo liều lượng bác sĩ chỉ định, tránh để quá liều.

– Thuốc chống viêm:

Thuốc chống viêm chứa thành phần corticosteroid có thể giúp kiểm soát sự viêm nhiễm trong nướu. Sử dụng theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài.

– Kháng sinh:

Trong trường hợp viêm nướu nặng hoặc nếu có nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn và không nên tự uống mà không có sự giám sát của bác sĩ.

– Nước sát trùng miệng:

Nước sát trùng miệng chứa các chất kháng khuẩn có thể giúp kiểm soát vi khuẩn trong miệng và giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng nướu. Sử dụng nước sát trùng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia nha khoa để đảm bảo rằng việc sử dụng là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

Không được tự ý dùng thuốc mà nên đi khám trước để được bác sĩ kiểm tra tình trạng

Không được tự ý dùng thuốc mà nên đi khám trước để được bác sĩ kiểm tra tình trạng

Những loại thuốc bôi trị viêm nướu răng kể trên là những loại thông dụng, thường được bác sĩ kê đơn sử dụng trong các trường hợp viêm nướu răng. Tuy nhiên, không khuyến khích các bệnh nhân tự ý mua thuốc để điều trị. Khi mắc các bệnh liên quan đến nướu, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ kê đơn cũng như hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Tránh tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của người khác, có thể xảy ra những hậu quả như tác dụng phụ, nhờn thuốc, kháng thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh).

Tùy vào mỗi trường hợp viêm nướu răng khác nhau mà bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc điều trị tại chỗ hoặc thuốc điều trị toàn thân sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc bôi trị viêm nướu răng, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu răng như vệ sinh răng miệng đúng cách, không hút thuốc, duy trì lịch hẹn khám răng đều đặn, và duy trì một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm nướu răng và duy trì sức khỏe nha chu tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital