Điểm danh 5 bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý. Điều này xuất phát từ việc sức đề kháng của trẻ con non nớt, sẽ là “miếng mồi ngon” cho vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, răng miệng là một trong những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm ngay 5 loại bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp.

1. Các bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

1.1 Bệnh viêm nướu

bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ

Viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Viêm nướu là căn bệnh rất thường gặp. Đặc biệt, nhóm đối tượng trẻ nhỏ càng dễ bị các vi khuẩn gây viêm nướu tấn công. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là bởi chế độ vệ sinh răng miệng yếu kém, những thức ăn thừa mắc lại, những mảng bám tồn đọng lâu ngày, … Khi tất cả đều không được làm sạch sẽ tạo nên sự lên men. Axit trong khoang miệng tăng lên sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, nướu của trẻ sẽ phải đối mặt với vấn đề bị lở loét, viêm nhiễm, …

Khi bị tình trạng viêm nướu, trẻ sẽ có dấu hiệu vùng nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu, hôi miệng, nướu bở, sốt, … Thậm chí toàn bộ khoang miệng đều có thể bị viêm loét. Tình trạng này nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

1.2 Bệnh sâu răng

Sâu răng không chỉ là căn bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em. Đây còn là căn bệnh phổ biến ở loài người nói chung. Nguyên nhân chính gây ra sâu răng cho trẻ nhỏ bắt nguồn từ 2 việc:

Thứ nhất, vệ sinh răng miệng trẻ không được đảm bảo. Cụ thể, trẻ chưa thực hiện được một chế độ vệ sinh đúng chuẩn. Ví dụ như đánh răng chưa đủ kĩ, loại kem đánh răng sử dụng chưa phù hợp, lười đánh răng, …

Thứ hai, chế độ ăn uống của trẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công. Đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn quá chua, ăn đêm, … đều là những nguyên nhân đưa răng miệng của trẻ đến gần hơn với tình trạng sâu răng. Những thức ăn này ăn lâu ngày sẽ tác động liên tục vào răng. Đường và axit từ thức ăn bám lại trên bề mặt răng  làm suy yếu men răng

Bệnh lý sâu răng sẽ gây nhiều tổn hại tới tình trạng răng miệng của trẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bị sâu răng sẽ thấy đau nhức, ê buốt. Kèm theo đó là hơi thở xuất hiện mùi khó chịu, những đốm li ti màu đen trên bề mặt răng khiến mất thẩm mỹ.

1.3 Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ một số vấn đề như: cơ thể thiếu chất, rối loạn quá trình trao đổi chất, rối loạn tiêu hóa, … Để nhận biết tình trạng này, ta có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình như:

– Quan sát bằng mắt thường: Tại vùng lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng xám trắng. Lưỡi hơi sưng, có các đốm hồng hoặc đỏ trên bề mặt. Những đốm này có thể lan sang các vùng khác của lưỡi.

– Trẻ có cảm giác bỏng rát lưỡi, ngứa ran. Triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi trẻ thực hiện quá trình ăn uống.

1.4 Bệnh loét miệng

bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ

Tình trạng loét miệng sẽ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp của trẻ

Bệnh viêm loét miệng là tình trạng khoang miệng của trẻ xuất hiện những vùng niêm mạc bị loét. Điển hình là vùng môi, nướu răng, niêm mạc má, … Tình trạng này gây cho trẻ cảm giác đau đớn, khó chịu vô cùng. Đặc biệt là khi trẻ nói, ăn hoặc cử động sẽ càng rõ rệt hơn.

Để tránh tình trạng đau đớn, khó chịu nặng hơn, trẻ nên hạn chế sử dụng các món ăn quá lạnh hoặc nóng. Đặc biệt, cha mẹ nên lưu ý hơn vì khi những vết loét này xuất hiện cũng là lúc hệ miễn dịch của trẻ đang suy giảm. Ta nên thực hiện các biện pháp giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn này.

1.5 Bệnh tưa lưỡi

Nguyên nhân hình thành bệnh tưa lưỡi chủ yếu là sự bùng phát mạnh của Candida albicans. Đây là một loại nấm cơ hội xuất hiện trong cơ thể có sức đề kháng yếu. Tưa lưỡi nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình chính là những bệnh lý về hệ tiêu hóa. Hay nguy hiểm hơn là nguy cơ dẫn tới ung thư.

Dấu hiệu nhận biết thường thấy ở căn bệnh này chính nằm ở trẻ niêm mạc miệng.Cụ thể, bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những màng giả mạc trắng. Những màng này sẽ lan rộng ngày một nhiều, gây tình trạng đau đớn, khó chịu, thậm chí là chảy máu khi bóc ra.

2. Cần làm gì trước tình trạng bệnh lý răng miệng trẻ thường gặp

2.1 Điều trị bệnh lý bằng các phương pháp nha khoa

bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ

Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường

Khi trẻ mắc các bệnh lý răng miệng, việc điều trị nha khoa là rất cần thiết. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ sẽ đề xuất phương án chữa trị và chăm sóc phù hợp. Ví dụ như đối với các bệnh liên quan tới nướu răng, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ những mảng bám. Cùng với đó là một số loại thuốc được kê để điều trị nếu cần thiết. Hoặc với tình trạng sâu răng, bác sĩ sau khi đã làm sạch vết sâu sẽ trám răng và kết hợp bổ sung fluor giúp ngăn tình trạng sâu răng tái lại.

2.2 Thay đổi phương pháp vệ sinh răng miệng

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh lý răng miệng cho trẻ hiệu quả hơn, việc thay đổi phương pháp vệ sinh sao cho phù hợp là rất cần thiết:

– Rèn cho trẻ thói quen đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Khi đánh răng, thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng, đánh theo chiều xoay tròn.

– Trẻ nên sử dụng các loại kem đánh răng phù hợp, tốt cho men răng. Tránh những loại kem có hàm lượng chất tẩy quá cao.

– Trẻ nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cũng như nước súc miệng để hiệu quả làm sạch tối ưu hơn.

2.3 Điều chỉnh lại việc ăn uống hàng ngày

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cũng là điều cần quan tâm để giúp việc điều trị bệnh lý răng miệng đạt hiệu quả tốt hơn:

– Không cho trẻ sử dụng các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Điều này sẽ giúp tránh được những tổn thương niêm mạc miệng.

– Bổ sung các loại rau quả, các món ăn dễ tiêu hóa vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Cùng với đó, các nhóm chất dinh dưỡng được cung cấp cần đảm bảo về độ đa dạng. Từ đó, cơ thể trẻ sẽ đảm bảo có đủ sức khỏe, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu các bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp cũng như cách điều trị. Bên cạnh những điều trên, cha mẹ cũng lưu ý nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát, ngăn ngừa bệnh lý tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital