Nướu răng bị sưng nhức là dấu hiệu của bệnh gì? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sưng nhức nướu răng không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn kéo theo nhiều mối phiền toái khác gây ảnh hưởng đến ăn uống cũng như giao tiếp thường ngày. Vậy nướu răng bị sưng nhức là dấu hiệu của bệnh gì, cách điều trị thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp tường tận bạn nhé!

Menu xem nhanh:

1. Thế nào là sưng nhức nướu răng?

Sưng nướu răng, hay còn gọi sưng lợi xuất phát từ nguyên nhân nướu bị viêm nhiễm dẫn đến bị sưng tấy, dễ chảy máu khi chỉ có tác động nhỏ vào nướu.

Sưng nướu thường dễ quan sát được bằng mắt thường tuy nhiên lại có dấu hiệu khá tương đồng với sưng mộng răng nên dễ bị nhầm lẫn với nhau. Bạn có thể phân biệt giữa 2 loại bệnh lý này bằng cách để ý dấu hiệu. Nếu như sưng mộng răng là chỉ các trường hợp lợi trùm lên các răng đang mọc mà bị viêm, tùy mức độ viêm mà tính chất sưng, đau khác nhau, thì viêm nướu là chỉ tình trạng nướu lợi bị viêm nhiễm có thể không liên quan đến việc mọc răng, kèm theo đó là các biểu hiện như:

– Lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ tươi hoặc nâu sẫm

– Chạm nhẹ vào lợi sẽ có cảm giác đau, đau càng tăng lên nếu như viêm nướu ngày càng trở nặng

– Dễ chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc khi ăn các loại đồ ăn quá cứng

– Giai đoạn đầu thì nướu (lợi) bị viêm sưng nề trùm lên 1 phần cổ răng và chân răng, giai đoạn sau có thể thấy chân răng dài ra do bị tụt lợi

Nướu răng bị sưng nhức, hay còn gọi sưng lợi xuất phát từ nguyên nhân nướu bị viêm nhiễm dẫn đến bị sưng tấy, dễ chảy máu khi chỉ có tác động nhỏ vào nướu. 

Nướu răng bị sưng nhức, hay còn gọi sưng lợi xuất phát từ nguyên nhân nướu bị viêm nhiễm dẫn đến bị sưng tấy, dễ chảy máu khi chỉ có tác động nhỏ vào nướu.

2. Nướu răng bị sưng nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Nướu răng sưng nhức có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, ngoài ra đây cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã mắc một số loại bệnh lý răng miệng như:

2.1. Bệnh viêm nướu

Viêm nướu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sưng nướu răng. Nướu bị sưng cũng có thể là do mảng bám răng (vôi răng) đã tích tụ quá nhiều, lâu ngày nếu như không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển và thải ra độc tố gây nhiễm trùng làm cho nướu răng bị sưng đỏ. Ngoài ra thì vôi răng cũng là thủ phạm hàng đầu gây các loại bệnh khác như viêm nha chu khiến cho nướu răng bị sưng, gây đau nhức vô cùng khó chịu.

2.2. Áp xe chân răng

Nếu như các răng bị chấn thương, bị sứt mẻ hoặc sâu có thể tác động đến tủy răng và gây viêm nhiễm, nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng, gây viêm quanh cuống răng hình thành ổ mủ ở giữa răng và nướu dẫn đến nguy cơ áp xe chân răng.

Sưng nướu răng có thể là dấu hiệu của áp xe chân răng

Sưng nướu răng có thể là dấu hiệu của áp xe chân răng

2.3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng như:

– Bệnh Herpes ở miệng gây viêm loét miệng và nướu, lâu dần sẽ dẫn đến sưng nướu răng

– Nấm men trong miệng nếu như phát triển với số lượng lớn dẫn đến bệnh nấm miệng, trong đó sưng nướu răng là một dấu hiệu điển hình

– -Sâu răng nếu như không được điều trị có thể dẫn tới viêm quanh cuống,nguy cơ tạo ổ áp xe quanh răng, làm cho nướu sưng và có lỗ dò dịch viêm.

Bên cạnh đó thì cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến sưng nướu răng bao gồm:

– Sưng nướu do mọc răng khôn

– Sưng nướu do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng (do nội tiết, dinh dưỡng hoặc vệ sinh chưa tốt).

– Sưng nướu khi mang thai

3. Điều trị sưng nướu răng thế nào?

Cách điều trị sưng nướu răng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.

3.1. Điều trị tại nhà

Khi nướu bị sưng thì tốt nhất khuyên bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa để đc khám và tư vấn cụ thể. Nếu như nướu răng chỉ bị sưng nhẹ mà bạn chưa đi khám đc thì thì bạn có thể điều trị tại nhà với những lưu ý dưới đây:

– Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng một cách nhẹ nhàng. Lưu ý trong quá trình thực hiện hãy thật cẩn thận và thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm kích ứng nướu bạn nhé

– Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn ở trong miệng một cách hiệu quả

– Uống nhiều nước nhằm kích thích sản xuất nước bọt, làm suy yếu các loại vi khuẩn gây bệnh ở trong khoang miệng

– Trách các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng như là sử dụng nước súc miệng có nồng độ quá mạnh, dùng nhiều đồ uống có cồn hay thuốc lá

3.2. Áp dụng thủ thuật y tế

Nếu như tình trạng nướu sưng kéo dài hơn 2 tuần cho dù bạn đã thử áp dụng đủ mọi cách điều trị thì lúc này hiện tượng sưng nhức đã trở nên nghiêm trọng hơn và bạn sẽ bắt buộc phải đi thăm khám ở các bệnh viện hoặc trung tâm nha khoa.

Sau khi thăm khám lâm sàng cũng như trải qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp thêm X-quang hoặc xét nghiệm máu nếu như cần thiết. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cho phù hợp tình trạng bệnh. Một trong những biện pháp khác đó là cạo vôi răng và làm sạch chân răng. Bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch mảng bám và cao răng nhằm phục hồi nướu, trường hợp bị viêm nướu nặng thì bạn sẽ cần đến phẫu thuật.

4. Một số biện pháp phòng tránh viêm nướu

Để nướu răng luôn được chắc khỏe cũng như không phải trải qua những khó chịu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh như là:

– Đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để làm sạch răng và nướu

– Bổ sung đầy đủ vitamin C để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho răng miệng

– Chải răng ít nhất là 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn

– Massage lợi răng nhẹ nhàng để loại bỏ nguy cơ đau răng, xoa bóp nhằm tăng cường lưu thông máu đến khu vực lợi

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia

Đừng quên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn nhé

Đừng quên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn nhé

Trên đây là các thông tin quan trọng cần nắm được về hiện tượng nướu răng bị sưng nhức. Nếu như bị làm phiền bởi những cơn đau nướu, tốt hơn hết là bạn nên thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa để được chặn đứng những nguy cơ nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital