Đau mắt đỏ có tính lây lan nhanh từ người sang người thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc gần không an toàn. Trong đó, bà bầu là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hơn cả bởi sức đề kháng suy giảm khi mang thai. Vậy bà bầu khi nào dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ và cách dùng an toàn sẽ được bật mí sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Đau mắt đỏ có ảnh hưởng gì đến thai phụ và thai nhi không?
Tình trạng đau mắt đỏ ở mẹ bầu không khác biệt quá nhiều so với người không mang thai. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng nó gây khó chịu cho thai phụ và có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt và nghi ngờ bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để tìm nguyên nhân và nhận phương pháp điều trị phù hợp.
Đau mắt đỏ có thể điều trị khỏi sau 1 thời gian ngắn, chỉ cần mẹ bầu hợp tác và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Đi kèm với đó, khả năng đau mắt đỏ ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp, do đó bạn không cần lo lắng quá về sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của em bé.
Tuy vậy mẹ bầu không nên chủ quan trước thông tin trên. Bệnh đau mắt đỏ không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bà bầu, mà nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt như: viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực và những vấn đề khác.
2. Thuốc kháng sinh và tác dụng điều trị bệnh đau mắt
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ, có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Những loại thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm các triệu chứng của bệnh.
Trong thực tế, nguyên nhân phổ biến của đau mắt đỏ là do virus gây nên. Tuy nhiên, đáng tiếc là thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus gây bệnh, chúng chỉ có tác dụng trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc khi có sự kết hợp giữa virus và nhiễm trùng vi khuẩn.
Vì thế, việc điều trị đau mắt đỏ bằng kháng sinh sẽ không cần thiết trong trường hợp này, thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác cho phụ nữ có thai.
3. Các trường hợp sử dụng kháng sinh chữa đau mắt đỏ
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ trong những tình huống sau đây:
– Đau mắt đỏ do bị vi khuẩn “tấn công”.
– Đau mắt đỏ có nguyên nhân khác, nhưng cơ thể bị nhiễm trùng vi khuẩn đồng thời.
– Đau mắt đỏ không giảm trong vòng một tuần hoặc kéo dài hơn.
– Triệu chứng bệnh diễn biến nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm trong thời gian dài.
– Có dịch mủ hoặc nghi ngờ nhiễm trùng vi khuẩn.
Trong những trường hợp này, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp giảm triệu chứng và điều trị nhiễm trùng vi khuẩn đang gây ra đau mắt đỏ. Tuy nhiên, nếu đau mắt đỏ không có nguyên nhân vi khuẩn hoặc vi khuẩn không liên quan đến tình trạng bệnh, thuốc kháng sinh có thể không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp khác.
4. Bà bầu khi nào được dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ?
Việc sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Bất kể bạn đang ở thời điểm nào của thai kì, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, khi có dấu hiệu bất thường với sức khỏe bạn nên lựa chọn phương pháp tìm đến cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm.
Để trả lời cho câu hỏi bà bầu khi nào được dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ cần phải phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt và sản. Khi dùng thuốc, mẹ bầu cần đảm bảo rằng bản thân đang dùng đúng liều lượng và liệu trình mà bác sĩ đã tư vấn từ trước đó.
Đồng thời, việc theo dõi các phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc cũng hết sức quan trọng. Mẹ bầu cũng nên đi khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Ngay khi có những bất thường, bạn cũng cần báo ngay với bác sĩ để tìm phương án xử lý kịp thời.
5. Hậu quả lạm dụng thuốc kháng sinh chữa đau mắt đỏ
Kháng sinh không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ, đặc biệt là khi nguyên nhân là virus hoặc dị ứng.
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ chỉ nên được thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ trước khi có chẩn đoán từ một bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến việc sử dụng sai loại thuốc, không giúp bệnh khỏi mà chỉ gây tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của kháng sinh bao gồm: khô mắt, mỏi mắt và tăng áp lực trong mắt.
Ngoài ra, nếu bạn tự ý lạm dụng kháng sinh còn gây “tác dụng ngược” khi vi khuẩn đã bị “nhờn” với thành phần kháng sinh đó. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trở thành chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn hãy luôn tuân thủ chỉ định từ bác sĩ và không tự ý sử dụng kháng sinh mà không có hướng dẫn cụ thể.
6. Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh chữa đau mắt như thế nào an toàn?
Bất kể mẹ bầu hay người bệnh bình thường bị đau mắt đỏ hãy luôn ghi nhớ 1 số nguyên tắc sau trước khi dùng thuốc kháng sinh chữa đau mắt đỏ:
– Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt và bạn không nên tùy ý mua và sử dụng nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
– Tuân thủ theo phác đồ điều trị bao gồm tần suất và hàm lượng thuốc được sử dụng.
– Nếu sau khi dùng thuốc có bất kì triệu chứng gì, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
– Các vật dụng cá nhân liên quan đến mắt: kính, khăn lau kính, khăn mặt,.. đều nên được sử dụng riêng biệt và không chia sẻ với bất kì ai.
– Nếu không thể đi khám bác sĩ ngay, có thể rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để loại bỏ mủ và dịch mắt. Để giảm viêm và khô mắt, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc áp dụng gạc lạnh.
– Tránh dùng tay để cọ hoặc gãi mắt, vì có thể gây kích thích và làm tăng nguy cơ xâm nhập của virus và vi khuẩn.
– Ngừng đeo kính áp tròng và tránh trang điểm mắt cho đến khi triệu chứng đau mắt đỏ hoàn toàn hết.
– Luôn đảm bảo đôi tay được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc trực tiếp với mắt.
– Nên tiếp xúc an toàn với người bị đau mắt đỏ để tránh lây bệnh.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề bà bầu khi nào dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy gửi về hòm thư của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.