Thoái hóa khớp gối và cách điều trị đạt hiệu quả cao

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoái hóa khớp gối và cách điều trị thế nào để đạt hiệu quả cao sẽ được thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây. 

1. Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Đầu gối là một trong những khớp xương lớn và phức tạp nhất trên cơ thể. Đầu gối nối xương đùi và xương ống chân. Gân kết nối xương đầu gối với cơ chân hỗ trợ khớp gối cử động linh hoạt. Trong khi đó, dây chằng xung quanh xương đầu gối tạo sự ổn định cho đầu gối.

Thoái hóa khớp gối là một dạng viêm khớp phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh khá dễ gặp và tần suất mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, biến dạng khiến khớp bị va chạm, chà xát gây ra sưng, đau, cứng khớp.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị khi bệnh tiến triển hơn và khả năng vận động bị ảnh hưởng nặng, người bệnh cần can thiệp ngay bằng phương pháp phẫu thuật.

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và khó khăn khi vận động chân

2. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị: Đi tìm nguyên nhân

2.1. Tuổi tác

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi tác. Khi tuổi càng cao, các khớp dễ bị lão hóa, làm giảm chức năng sụn và khả năng tự chữa lành của sụn.

2.2. Thừa cân béo phì

Cân nặng quá mức sẽ khiến các khớp xương phải chịu một áp lực lớn, nhất là vùng khớp gối, khiến khớp dễ bị thoái hóa.

2.3. Chấn thương

Khi bị chấn thương vùng gối nhiều lần sẽ khiến khớp dễ bị thoái hóa hơn.

2.4. Các bệnh xương khớp

Một số bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

3. Triệu chứng thoái hóa khớp cần chú trọng

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường ít nhận thấy các triệu chứng rõ ràng. Cơn đau do thoái hóa khớp xuất hiện không thường xuyên và không đáng kể và ít ảnh hưởng tới vận động. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều và rõ rệt, người bệnh sẽ có biểu hiện như:

– Cảm giác đau, khó chịu sau khi đi bộ, đứng lâu hoặc khi cúi người. Cơn đau sẽ tăng dần theo mức độ thoái hóa. Với những bệnh nhân bị thoái hóa nặng cơn đau sẽ vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới vận động.

– Xuất hiện tình trạng cứng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, đặc biệt là buổi sáng khi mới thức dậy hay khi ngồi trong thời gian dài. Thoái hóa càng nặng càng làm tăng tần suất và cường độ tình trạng cứng khớp.

– Nếu liên tục cử động khớp trong thời gian dài, khớp xương sẽ bị cọ xát, gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, tình trạng sưng, đỏ cũng xảy ra tại vị trí đau.

– Tình trạng thoái hóa khớp càng nặng người bệnh sẽ càng khó khăn khi vận động. Khi đi lại người bệnh thường thấy đau mạnh do cứng khớp. Các hoạt động như chạy bộ, thể dục thể thao không thể thực hiện được.

4. Chẩn đoán thoái hóa khớp thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng bệnh thoái hóa khớp, ngoài việc khai thác thông tin các triệu chứng lâm sàng từ bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện 1 số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ… Các phương pháp này sẽ kiểm tra sụn khớp, xác định gai xương nếu có, nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh.

Chụp cộng hưởng từ là cách phát hiện thoái hóa khớp gối

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được cho là cách phát hiện thoái hóa khớp gối chính xác nhất

5. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị đạt hiệu quả cao

5.1. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối và cách điều trị sẽ tùy tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Mục đích chính của các phương pháp là giảm đau và giúp phục hồi vận động. Một số phương pháp thường được áp dụng khi điều trị thoái hóa khớp gối là:

– Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê cho người bệnh sử dụng 1 số loại thuốc giảm đau kháng viêm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào vùng khớp gối.

– Vật lý trị liệu: Kết hợp với việc sử dụng thuốc, tùy trường hợp bệnh, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động và tăng cường sự linh hoạt cho khớp gối.

– Phẫu thuật: Khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức quá nghiêm trọng và việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể sử dụng là nội soi khớp, thay khớp, tạo hình khớp…

5.2. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị, phòng ngừa

– Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì sẽ gây áp lực lớn cho xương khớp, làm khớp quá tải và dễ bị thoái hóa. Do vậy, bạn nên kiểm soát cân nặng hợp lý để có thể bảo vệ khớp.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và phù hợp: Bạn nên duy trì vận động nhẹ nhàng một cách hợp lý, nhằm tăng độ linh hoạt cho khớp gối. Đồng thời, tránh vận động quá sức hoặc tác động mạnh gây tổn thương lên khớp gối.

thoái hóa khớp gối và cách điều trị đơn giản

Thoái hóa khớp gối điều trị bằng tập thể dục

– Tránh lao động quá sức: Lao động quá sức khiến khớp gối bị quá tải và dễ gặp tổn thương. Người bệnh nên hạn chế mang vác đồ vật nặng hoặc lao động quá sức hay làm việc nặng trong thời gian dài.

– Kịp thời kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh: Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở khớp gối, người bệnh nên chủ động đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Điều trị ở giai đoạn sớm sẽ rút ngắn thời gian chữa trị và giúp đạt kết quả cao.

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, không lao động quá sức và thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các triệu chứng đau mỏi xương khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital