Thiếu máu lên não khi mang thai là triệu chứng nhiều mẹ bầu mắc phải tuy nhiên những thông tin về bệnh lý nào và cách điều trị thì các mẹ còn nhiều băn khoăn. Dưới đây là những thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo.
Menu xem nhanh:
1. Thiếu máu lên não khi mang thai khá phổ biến
Có đến khoảng 30% phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề này, tỷ lệ khá cao, cứ khoảng 3 người thì có 1 người mắc, vậy nên các bà bầu nên cẩn trọng. Thực tế thì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra lượng máu nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường dây rốn. Lượng máu này tăng lên đến 50%. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó.
Trong hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan khác hoạt động, quan trọng là mang oxy tới cho bào thai trong cơ thể người mẹ. Người mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9. Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não ở phụ nữ có thai, thậm chí là cả thiếu máu não ở thai nhi – điều này rất nguy hiểm.
Lượng sắt cần bổ sung mỗi ngay cho thai phụ là 18 – 27mg/ngày – một con số khá khó thực hiện nếu chỉ dựa vào ăn uống. Vậy nên nhiều bà bầu mới dễ bị thiếu máu như vậy.
2. Mẹ bầu nào dễ bị thiếu máu não khi mang thai?
Thiếu máu não có thể xảy ra ở tất cả các mẹ bầu, cũng như người bình thường. Tuy nhiên, đối với tình trạng thiếu máu não khi mang thai thì thường tập trung chủ yếu ở các trường hợp như:
– Mẹ bầu ốm nghén nặng dễ bị thiếu máu não.
– Sử dụng thuốc chống co giật khi mang thai cũng dễ bị thiếu máu não.
– Sử dụng các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích.
– Mang thai sớm hoặc mang đa thai cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não ở bà bầu.
– Phụ nữ mang thai quá sát nhau, dẫn tới các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa kịp phục hồi.
3. Thiếu máu não khi mang thai phải làm sao?
Bổ sung thêm sắt từ thực phẩm và thuốc. Để cơ thể mẹ bầu hấp thụ sắt hiệu quả hơn, bà bầu nên tích cực bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả và nước ép hoa quả tươi.
Bà bầu có thể dùng các viên bổ sung sắt mỗi ngày do bác sĩ chỉ định, hãy đảm bảo là phải do bác sĩ chỉ định liều lượng, vì nếu bổ sung quá nhiều, bà bầu sẽ bị táo bón cùng một số vấn đề khác ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra nếu nhà bạn có trẻ em, đừng để chúng lại gần các viên thuốc sắt này. Nếu trẻ nhỏ uống sắt quá liều, nguy cơ ngộ độc đến tử vong là khá cao.
Hãy giữ cho mình một chế độ ăn đầy đủ sắt với các loại thịt đỏ, rau bông cải xanh, bột yến mạch… Nhiều người tham khảo rằng gan có khả năng bổ sung sắt rất tốt, nhưng đối với bà bầu thì lại không nên ăn gan, vì chúng có chứa nhiều vitamin A, có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.