Sinh non là một tình trạng rủi ro của thai kỳ. Nguyên nhân là gì và thai nhi sinh non 8 tháng có sao không là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu. Cùng tham khảo bài viết này để có thêm kiến thức và sự chuẩn bị, giúp phòng ngừa tình trạng sinh non, các bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa về sinh non
Sinh non là thuật ngữ chỉ tình trạng em bé ra đời quá sớm so với dự tính. Nếu em bé chào đời trước ngày dự sinh chỉ vài ngày hoặc vài tuần thì sức khoẻ của mẹ và bé đều không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chuyển dạ từ tháng thứ 7 hoặc 8 thì có rất nhiều rủi ro mà cả mẹ và bé phải đối mặt. Sinh non được chia thành các mức độ như sau:
– Sinh cực non: Trước 6 tháng rưỡi
– Sinh non sớm: Từ 6 tháng rưỡi đến 7 tháng rưỡi
– Sinh non muộn: Từ 7 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi
2. Những yếu tố nào dẫn đến sinh non?
Có rất nhiều yếu tố quyết định thời điểm sinh. Nhưng cũng có một số trường hợp, không xác định được lý do. Dù cho là nguyên nhân nào, các bé sinh non đều phải đối mặt với một số biến chứng về sức khỏe. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sinh non, các mẹ nhất định phải lưu ý:
2.1. Mẹ bầu mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở thai phụ là nguyên nhân hàng đầu gây sinh non. Do vi khuẩn ở vùng kín sau khi phát triển sẽ xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể người mẹ, làm lớp màng bào thai yếu đi và gây ảnh hưởng trực tiếp tới nước ối. Khi đó, túi ối có thể bị nhiễm trùng hoặc bị vỡ bất cứ khi nào. Mẹ bầu sẽ gặp phải một số biểu hiện nếu vùng kín bị nhiễm trùng:
– Đi tiểu có cảm giác đau rát
– Âm đạo xuất hiện dịch màu trắng hoặc xám
– Vùng da quanh âm đạo xuất hiện mẩn đỏ, ngứa rát
2.2. Mẹ bầu đã từng sinh non
Nếu ở lần sinh đầu mẹ bầu đã từng sinh non thì khả năng những lần sinh sau cũng sẽ có nguy cơ sinh non. Do đó, trước khi mang bầu lần nữa, bạn nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ để có tư vấn phù hợp.
2.3. Thai kỳ có các vấn đề sức khỏe
Trong thai kỳ, các mẹ bầu thường có nguy cơ gặp phải những bệnh lý hoặc những vấn đề sức khoẻ như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật hoặc rối loạn đông máu, các vấn đề tim mạch… cũng khiến mẹ bầu có khả năng sinh non. Do đó, nếu thấy sức khỏe có vấn đề, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để thăm khám và phát hiện kịp thời, từ đó có kế hoạch quản lý thai kỳ phù hợp.
2.4. Mẹ bầu có lối sống thiếu lành mạnh
Những phụ nữ lười vận động, chế độ ăn uống phản khoa học, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc luôn căng thẳng và lo lắng quá mức cũng có nguy cơ bị sinh non rất cao.
2.5. Mẹ bầu mang song thai, đa thai
Các mẹ bầu mang thai đôi, đa tha đều có nguy cơ phải sinh non, đặc biệt là những cặp vợ chồng thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF.
2.6. Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần
Các chuyên gia sản khoa cho rằng, nếu mẹ bầu thụ thai ngay sau sinh 6 – 9 tháng thì thai nhi đó rất dễ phải sinh non và bị nhẹ cân. Bởi lẽ, tất cả phụ nữ sau sinh đều cần phải nghỉ ngơi ít nhất từ 11 – 12 tháng. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để giúp cơ thể người phụ nữ hồi phục sau khi trải qua quá trình mang thai và vượt cạn trước đó.
3. Thai nhi sinh non 8 tháng có sao không?
“Sinh non 8 tháng có sao không” là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu. Có thể thấy, 40 tuần là khoảng thời gian vừa đủ để thai nhi phát triển hoàn chỉnh, cứng cáp. Như vậy, mặc dù sinh non 8 tháng khiến cho một vài bộ phận của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nhưng tổng thể em bé đã khá sẵn sàng để chào đời. Chỉ cần được chăm sóc đặc biệt, thai nhi sinh non 8 tháng hoàn toàn có thể tồn tại ở thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, bất cứ đứa trẻ nào bị sinh non cũng có nguy cơ phải đối diện với những rủi ro về hô hấp, thính lực, thị lực, hệ miễn dịch và cả sự phát triển và tăng trưởng sau này.
3.1. Suy hô hấp
Hô hấp khó khăn là vấn đề lớn nhất mà phần lớn các bé sinh gặp phải. Trong quá trình mang thai, phổi là một trong những bộ phận hoàn thiện cuối cùng. Vì thế, nếu em bé ra đời trước khi phổi hoàn thiện thì chắc chắn hệ hô hấp sẽ gặp nhiều vấn đề. Nếu không được cung cấp oxy kịp thời, các cơ quan khác trong cơ thể của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3.2. Suy tim
Phần lớn trẻ sinh non thường sẽ mắc huyết áp thấp và sót ống động mạch (PDA). Hai bệnh này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến suy tim nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
3.3. Không có cả khả năng tự điều hòa thân nhiệt
Sinh non khiến các bé rơi vào tình trạng thiếu chất béo, dẫn đến việc cơ thể không có khả năng tự điều hoà thân nhiệt. Không những thế, bé dinh non dùng phần lớn năng lượng để giữ ấm nên sẽ khó phát triển, khó tăng cân. Đó là lý do tại sao trẻ sinh non khi mới chào đời luôn phải được theo dõi trong lồng ấp.
3.4. Các vấn đề về tiêu hoá
Sinh non khiến các bé có khả năng bị mắc viêm ruột ngoại tử, đặc biệt là các bé bú mẹ.
3.5. Vấn đề về máu
Thiếu máu và vàng da là hai vấn đề vô cùng phổ biến ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, hai vấn đề này đều có thể điều trị mà không cần y khoa can thiệp.
3.6. Hệ miễn dịch yếu kém
Sinh non khiến hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên rất dễ đối mặt với nhiều tình huống nghiêm trọng. Chính vì hệ miễn dịch yếu kém mà ngay cả khi bé chỉ mắc một nhiễm trùng bình thường, đơn giản thì cũng cần tới gặp bác sĩ ngay tức thời.
3.7. Hạn chế tăng trưởng và phát triển
Không những phải chịu những ảnh hưởng khi mới chào đời mà quá trình tăng trưởng, cũng như phát triển sau này của trẻ sinh non cũng bị hạn chế. Đó là lí do vì sao trẻ sinh non gặp vấn đề về nhận thức và hành vi.
4. Các triệu chứng của sinh non 8 tháng là gì?
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu sau đây trước tuần thai thứ 37 thì nhất định phải tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể:
– Âm đạo chảy dịch nhiều hơn bình thường, đặc biệt khi dịch âm đạo có lẫn máu
– Xuất huyết âm đạo kèm theo những cơn đau bụng và những cơn co thắt
– Vùng xương chậu cảm thấy gia tăng áp lực dẫn đến đau lưng dữ dội
5. Giảm nguy cơ sinh non bằng cách nào?
Vì không rõ lý do chính xác gây sinh non nên chăm sóc bản thân thật cẩn thận trong suốt thai kỳ là cách giúp hạn chế nguy cơ sinh non.
– Chế độ ăn uống khoa học: Đủ chất, ăn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, ưu tiên nhiều rau và trái cây
– Chế độ tập luyện phù hợp: Đi bộ, bơi lội, yoga… là những bài tậo phù hợp với phụ nữ mang bầu
– Bổ sung thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ
– Hỏi ý kiến bác sĩ về lần mang thai tiếp theo nếu đã từng sinh non
Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy bản thân có bất cứ biểu hiện nào của việc sinh non, hãy chia sẻ chi tiết cho bác sĩ. Vì ngày nay các bác sĩ hoàn toàn có thể dự đoán chính xác tình trạng sinh non. Từ đó bác sĩ cũng sẽ có những lời khuyên phù hợp với bạn hoặc có kế hoạch kiểm soát thai kỳ kịp thời.
Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc “thai nhi sinh non 8 tháng có được không?”. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và một cuộc vượt cạn thành công!