Ung thư dạ dày là bệnh lý có nhiều dấu hiệu tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp nên người bệnh thường chủ quan và bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Đặc biệt là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm bệnh giúp người bệnh điều trị kịp thời và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày hình thành và phát triển qua 5 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn tế bào ung thư vẫn còn ở trong lớp niêm mạc của dạ dày.
– Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng vẫn chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng hay lây lan các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2: Khi đến giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di chuyển đến lớp niêm mạc dạ dày và bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, đau bụng…
– Giai đoạn 3: Ung thư lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh khi ung thư đã di căn đến toàn bộ cơ thể và việc chữa trị chỉ giúp hạn chế triệu chứng.
Bệnh ung thư dạ dày khi ở giai đoạn đầu là thời kì tế bào ung thư còn nằm ở niêm mạc, kích thước khối u còn nhỏ dưới 7cm nên chưa có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Đa số ít bệnh nhân nhận thấy biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này mà chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi thăm khám sức khỏe định kì hoặc tầm soát ung thư. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển nếu như người bệnh không kịp thời điều trị.
2. Dấu hiệu điển hình của bệnh lý ung thư ở dạ dày
2.1 Dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình thường gặp – giai đoạn đầu
Đa số người bệnh ung thư dạ dày thường có những dấu hiệu điển hình như sau:
– Sụt cân: Đây là những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh mà đa số bệnh nhân nào cũng gặp phải. Ở giai đoạn tiến triển có thể giảm tới 15% cân nặng tổng trong vòng vài tháng.
– Đau bụng: Cơn đau sẽ bắt đầu theo từng đợt tuy nhiên sẽ đau tăng khi ung thư phát triển, thậm chí đau ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau.
– Chán ăn: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đi kèm với hiện tượng khó nuốt, tắc nghẽn khi ăn uống.
– Đầy bụng, nhất là sau khi ăn: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn uống.
– Nôn ra máu: Người bệnh thường xuyên nôn ra máu và lượng máu tăng dần thì cần xem xét đến khả năng ung thư dạ dày.
– Đi ngoài phân đen: Những triệu chứng này có thể gặp phải ở bệnh nhân ung thư dạ dày nhưng cũng có thể là trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày.
2.2 Phát hiện các dấu hiệu bệnh ung thư ở dạ dày trong giai đoạn đầu
Đa số ở giai đoạn đầu bệnh ung thư, các triệu chứng thường không rõ ràng và người bệnh thường phát hiện ung thư khi đã lan đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Trường hợp bệnh nhân mắc phải các bệnh lý dạ dày thì cần thường xuyên kiểm tra định kì, thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Những triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác do đó người bệnh không nên chủ quan và chỉ nên thăm khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
3. Những phương pháp điều trị ung thư ở dạ dày giai đoạn đầu cần biết
3.1 Điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu với phẫu thuật nội soi
Người bệnh có thể nội soi để loại bỏ khối u khi ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm bởi lúc này ung thư chưa lan sang các hạch bạch huyết. Quá trình nội soi này sẽ diễn ra như sau:
– Người bệnh được gây mê. Bác sĩ luồn ống nội soi đến cổ họng rồi tiếp cận khối u.
– Bác sĩ sử dụng kĩ thuật chuyên dụng loại bỏ khối u.
Phương pháp này được chia thành hai dạng bao gồm:
– Cắt niêm mạc nội soi(EMR)
– Bóc tách niêm mạc ở nội soi(ESD)
Trong đó ESD là kĩ thuật mới hơn để hạn chế thương tổn cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Kĩ thuật này cũng hạn chế bệnh tái phát sau điều trị. Với phương pháp này, người bệnh có thể hạn chế được những đau đớn bởi điều trị không xâm lấn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn so với việc “mổ xẻ”.
Mặc dù vậy, tỷ lệ sống và tái phát sau điều trị của phương pháp này tương đương so với phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng áp dụng cho từng trường hợp riêng biệt nhất định và cần sự theo dõi, tư vấn của bác sĩ.
3.2 Điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu với các phương pháp điều trị truyền thống
Tùy theo tình trạng, mức độ, giai đoạn và khả năng đáp ứng của cơ thể của người bệnh, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu được áp dụng hiện nay bao gồm:
– Phẫu thuật truyền thống:
Đây là phương pháp điều trị phổ biến và cơ bản nhất cho người bệnh ung thư dạ dày.
Đối với phẫu thuật, bác sĩ sẽ mổ một phần bụng, thực hiện kĩ thuật và chuyên môn để cắt bỏ khối u trong dạ dày người bệnh.
Tuy nhiên vì can thiệp dao kéo nên người bệnh có khả năng sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, nhiễm trùng, ảnh hưởng chức năng dạ dày…
– Hóa trị:
Phương pháp này được dùng để bổ trợ cho mổ mở bởi có thể loại bỏ nốt những tế bào ung thư mà phẫu thuật còn sót lại hoặc hỗ trợ thu nhỏ kích cỡ ung thư.
– Xạ trị:
Liệu pháp này được sử dụng cho người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu và có thể kết hợp với hóa trị để tăng cường hiệu quả.
Các phương pháp điều trị trên đều có thể điều trị riêng lẻ hoặc phối hợp tùy theo từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Người bệnh cần có sự xây dựng phác đồ và tư vấn đến từ bác sĩ để có thể điều trị hiệu quả nhất.