Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp can thiệp mạch được ứng dụng thành công trên nhiều bệnh nhân bị u xơ tử cung mà không muốn phẫu thuật. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích cho bạn đọc về phương pháp này, một số ưu nhược điểm để chị em có nhu cầu hay cần tìm hiểu cùng tham khảo nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm nút mạch điều trị u xơ tử cung là gì?
1.1 Khái niệm nút mạch điều trị u xơ tử cung là gì?
Điều trị u xơ tử cung có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu sẽ diễn ra theo hai hướng: bảo tồn hoặc loại bỏ tử cung. Bằng phương pháp loại bỏ tử cung, u xơ tử cung sẽ được chữa khỏi triệt để nhưng người bệnh sẽ không thể mang thai tiếp và thường dễ gặp các vấn đề về nội tiết, hay bị mãn kinh do phẫu thuật. Ngược lại các phương pháp bảo tồn tử cung thì có thể đảm bảo duy trì khả năng sinh sản cho người bệnh, tuy nhiên tỷ lệ tái phát u xơ lại tương đối cao
Nút mạch điều trị u xơ tử cung sử dụng ống thông đi trong lòng mạch, thực hiện trên máy chụp mạch DSA. Kỹ thuật nút mạch điều trị u xơ tử cung cụ thể như sau: Phương pháp này sẽ được các bác sĩ chèn một ống thông nhỏ và mềm đưa qua động mạch đùi để đi đến động mạch 2 bên tử cung của nữ giới, tiếp theo đó bơm chất gây tắc các hạt PVA vào bên trong ống, làm tắc động mạch tử cung. Những hạt nhựa nhỏ này sẽ chặn bởi các mạch nhằm cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi u xơ tử cung. Bên cạnh đó, phương pháp nút mạch điều trị u xơ tử cung cũng không cần làm thủ thuật gây mê, lúc này bệnh nhân sẽ không bị mất máu và không để lại sẹo.
Mục đích chính của nút mạch trị u xơ tử cung là làm cho khối u xơ tử cung tự hoại tử trong điều kiện vô trùng. Bên cạnh đó, nó cũng không được cung cấp đủ máu, nên sẽ teo dần thành một vết sẹo rất nhỏ trên thành tử cung người bệnh. Khối u xơ không có điều kiện phát triển (do nguồn máu dinh dưỡng nuôi khối u xơ bị triệt tiêu) việc này khiến khối u teo nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của tử cung. Việc này vừa giữ được chức năng của tử cung sau khi thực hiện thủ thuật, bên cạnh đó cũng làm giảm hoặc mất các triệu chứng do khối u xơ tử cung gây ra như đau bụng, rong kinh.
1.2 Có nên nút mạch u xơ tử cung hay không?
Phương pháp nút mạch để trị u xơ tử cung làm tắc các động mạch nuôi các u xơ tử cung, chỉ áp dụng cho các loại u giàu mạch. Sau khi tiến hành nút mạch nút mạch điều trị u xơ tử cung, bệnh nhân thường sẽ đau do khối u xơ tử cung bị hoại tử nhồi máu. Phương pháp này bác sĩ cần gây tê cho bệnh nhân và có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn các nhánh cấp máu cho buồng trứng hoặc các vùng cơ tử cung còn lành lặn.
Theo thống kê thì có một tỷ lệ nhất định các trường hợp bị vô kinh thậm chí vô sinh sau khi nút mạch. Bởi thế, các chuyên gia khuyến cáo phương pháp nút mạch này nên áp dụng cho các trường hợp đã đủ số con hoặc không mong muốn có con.
2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định nút mạch u xơ tử cung
2.1 Chỉ định nút mạch để điều trị u xơ tử cung
– Các khối u xơ trong cơ tử cung có kích thước < 10cm, có triệu chứng lâm sàng do khối u gây ra như xuất hiện đau bụng, rong kinh…
– Khối u xơ dưới thanh mạc có diện bám của khối u vào cơ tử cung lớn > hoặc bằng 2cm.
– U xơ tử cung dưới niêm mạc có kích thước < 5cm.
– U xơ tử cung ở những người có nhu cầu bảo tồn tử cung để sinh con hay nâng cao chất lượng cuộc sống (không muốn mất kinh sớm)
2.2 Chống chỉ định nút mạch để điều trị u xơ tử cung
– Khối u xơ tử cung quá to, có đường kính > 10cm.
– Những trường hợp người bệnh đang có bệnh nhiễm trùng; suy gan, suy thận nặng; mắc các bệnh ưa chảy máu, tiểu đường hay người có tiền sử dị ứng với các chế phẩm có iốt; có tiền sử hen phế quản …
-Viêm nhiễm phần phụ, nghi ngờ bệnh ác tính tử cung, cổ tử cung.
3. Ưu nhược điểm và cách tiến hành nút mạch điều trị u xơ tử cung
Nút mạch là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử cung không cần phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng ống thông đi trong lòng mạch, được thực hiện trên máy chụp mạch DSA. Kỹ thuật nút mạch sử dụng các vi ống thông đưa các hạt tắc mạch đến các động mạch cấp máu cho khối u khiến cho khối u thiếu máu và hoại tử dần theo thời gian.
Ưu điểm: Nút mạch mang lại hiệu quả điều trị cao, không gây mê, không mất máu, không để lại sẹo và không can thiệp vào ổ bụng. Tỷ lệ thành công đạt tới 95%. Khối u teo nhỏ sau 3-6 tháng điều trị, bên cạnh đó nhân xơ tái phát tỷ lệ thấp, hiếm gặp.
Nhược điểm: Nút mạch cần gây tê và nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn các nhánh cấp máu cho buồng trứng và các vùng cơ tử cung lành lặn. Hiện nay có một tỷ lệ nhất định các trường hợp bị vô kinh thậm chí vô sinh sau khi nút mạch vậy nên khuyến cáo áp dụng phương pháp này cho các trường hợp đã đủ số con hoặc không mong muốn có thai.
Quy trình thực hiện nút mạch:
– Bước 1: Các bác sĩ tiến hành khám lâm sàng phụ khoa. Sau đó tìm động mạch dẫn máu vào nuôi khối u và làm các đánh giá các vấn đề liên quan và khả năng thành công của ca điều trị.
– Bước 2: Siêu âm ổ bụng, tử cung cũng như phần phụ
– Bước 3: Xét nghiệm máu, điện tim và Xquang tim phổi
– Bước 4: Chụp sau đó kiểm tra và đánh giá khối u còn tình trạng tăng sinh mạch máu của khối hay không sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành bơm hạt đến khi tắc hoàn toàn mạch nuôi u
– Bước 5: Theo dõi bệnh nhân sau khi can thiệp nút mạch
Sau thủ thuật, trong vòng 24 đến 48 bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều nhất và giảm dần. 5-7 ngày sau người bệnh sẽ có cảm giác tức nặng âm ỉ kéo dài. Bên cạnh đó có thể xuất hiện một số triệu chứng như nôn, sốt nhẹ hoặc mệt mỏi. Nếu gặp phải các biểu hiện khác lạ cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các chị em đang có nhu cầu tìm hiểu về nút mạch u xơ tử cung. Nếu có nhu cầu tư vấn bác sĩ hay có thắc mắc cần giải đáp, chị em liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI nhé!