Táo bón là một bất thường về tiêu hóa phổ biến, có thể để lại những hệ lụy tương đối nặng nề cho trẻ, như làm trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe tâm thần,… Vậy, cách trị táo bón ở trẻ là gì? Nếu bố mẹ quan tâm vấn đề này, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thông tin cơ bản về táo bón bố mẹ nhất định phải biết
1.1. Thế nào là táo bón?
Như phía trên đã chia sẻ, táo bón là một bất thường về tiêu hóa. Bất thường này được xác định khi trẻ đi ngoài một tuần dưới 3 lần hoặc trẻ đi ngoài một tuần trên 3 lần nhưng mỗi lần phân đều lớn, cứng, khô, khiến trẻ đau đớn, khiến gia đình trẻ căng thẳng. Ngoài hai điều kiện đó, tình trạng táo bón ở trẻ còn được xác định nếu trẻ có các vấn đề sau: Đi ngoài gắng sức gây chảy máu hậu môn, tiền sử táo bón, tiền sử nứt hậu môn.
1.2. Táo bón phát sinh do đâu?
Táo bón không chỉ có một nguyên nhân phát sinh. Táo bón có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể phân loại nguyên nhân gây táo bón thành hai nhóm lớn là: Nguyên nhân thực thể, gây ra khoảng 5% số ca táo bón và nguyên nhân chức năng, gây ra khoảng 95% số ca táo bón còn lại.
1.2.1. Nguyên nhân thực thể
Nguyên nhân thực thể gây táo bón bao gồm:
– Các vấn đề về tuyến giáp: Như bệnh cường giáp – một bệnh lý làm suy giảm chức năng cơ ruột của trẻ, là một ví dụ điển hình.
– Các vấn đề về thần kinh trung ương nói chung và thần kinh vùng bụng, ruột nói riêng: Như bệnh bại não, chứng chậm phát triển tâm thần,…
– Một số bệnh lý toàn thân: Tiêu biểu như đái tháo đường,…
– Các bệnh lý về cột sống,…
1.2.2. Nguyên nhân chức năng
Nguyên nhân chức năng gây táo bón bao gồm:
– Thói quen nhịn đi ngoài của trẻ: Thói quen nhịn đi ngoài là nguyên nhân chủ yếu của chứng táo bón mãn tính ở trẻ. Khi trẻ nhịn đi ngoài càng lâu, phân trong ruột trẻ càng lớn, việc đi ngoài của trẻ càng trở nên khó khăn.
– Trẻ ăn nhiều thức ăn đặc.
– Trẻ ăn ít thực phẩm giàu chất xơ (rau củ quả).
– Trẻ uống sữa công thức chứa một số thành phần Protein đặc thù có thể gây táo bón.
– Trẻ uống nước ít hơn mức cơ thể cần hoặc trẻ mất nước bệnh lý: Khi thiếu nước, cơ thể trẻ sẽ tiến hành hấp thụ chất lỏng ở mọi nơi, kể cả ở phân. Bởi thế mà khi cơ thể thiếu nước, phân trẻ thường cứng và khô.
1.3. Nhận biết táo bón ra sao?
Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và đi ngoài phân lớn, cứng, khô, khiến trẻ đau đớn là hai dấu hiệu nhận biết điển hình của táo bón. Ngoài hai dấu hiệu này, táo bón còn biểu hiện thông qua một số tình trạng khác của trẻ. Những tình trạng đó là:
– Đau bụng, vùng dạ dày;
– Ngứa, đau, chảy máu hậu môn;
– Phân lẫn máu;
– Ăn không ngon miệng, biếng ăn;
– Buồn nôn và nôn;
– Hay cáu gắt hoặc hay bồn chồn, nói chung là trẻ thay đổi hành vi;
– Mệt mỏi;
1.4. Biến chứng táo bón là gì?
Táo bón không nguy hiểm. Tuy nhiên, như mọi bất thường về sức khỏe khác, táo bón không can thiệp kịp thời, cũng có thể gây ra một số hệ lụy tương đối nặng nề đến sức khỏe trẻ. Những hệ lụy đó là: Nhiễm trùng và áp xe hậu môn (Xảy ra khi tình trạng nứt hậu môn do trẻ gắng sức đi ngoài không được xử trí đúng đắn); tắc ruột (xảy ra khi trẻ táo bón nặng, phân mắc kẹt trong trực tràng); trĩ nội, trĩ ngoại (xảy ra khi trẻ táo bón mạn tính); suy dinh dưỡng; sức khỏe tâm thần bất ổn;…
2. Cách trị táo bón ở trẻ
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, như tăng cường cho trẻ uống nước, ăn rau củ quả,… là bố mẹ đã có thể cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, nếu đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám và điều trị theo nguyên ngân gây táo bón.
2.1. Những thăm khám được thực hiện để chẩn đoán táo bón
Muốn điều trị táo bón hiệu quả, xác định được nguyên nhân gây táo bón là vô cùng cần thiết. Theo đó, nguyên nhân gây táo bón có thể được xác định thông qua thăm khám lâm sàng và một số thăm khám cận lâm sàng sau: Sinh hóa máu, chụp X-quang bụng không chuẩn bị, chụp X-quang bụng có thuốc cản quang, chụp lưu thông đại trạng có đánh dấu phóng xạ, đo áp lực hậu môn và trực tràng, chụp CT Scan, chụp MRI,…
2.2. 2 bước điều trị táo bón
2.2.1. Làm rỗng đại tràng
Bước đầu tiên trong chu trình điều trị táo bón ở trẻ là làm rỗng đại tràng. Làm rộng đại tràng có thể được tiến hành bằng một trong các phương pháp sau;
– Sử dụng thuốc nhuận tràng: Để làm mềm phân, chấm dứt tình trạng đau đớn khi đi ngoài, trẻ cần sử dụng thuốc nhuận tràng trong nhiều ngày.
– Sử dụng thuốc đút hậu môn: Để kích thích ruột đẩy phân ra ngoài, trẻ cần sử dụng thuốc đút hậu môn.
– Thụt tháo hậu môn bằng nước: Để tạo cơn mót đi ngoài, chuyên gia trực tiếp bơm nước vào trực tràng trẻ.
– Thụt tháo hậu môn bằng tay: Nếu ngay cả việc sử dụng thuốc đút hậu môn và thụt tháo hậu môn bằng nước cũng không thể làm rỗng đại tràng, chuyên gia cần trực tiếp sử dụng tay để loại bỏ phân ứ đọng trong ruột trẻ.
2.2.2. Sử dụng thuốc chống táo bón
Bước thứ hai trong chu trình điều trị táo bón ở trẻ là cho trẻ sử dụng thuốc chống táo bón. Thuốc chống táo bón sẽ làm phân trẻ mềm, giúp trẻ đi ngoài không đau đớn, từ đó, trẻ khôi phục thói quen đi ngoài đều đặn. Thuốc này trẻ cần sử dụng vài tuần hoặc vài tháng. Bên cạnh việc sử dụng chúng, trẻ cũng cần uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả.
Phía trên là cách trị táo bón ở trẻ và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý táo bón. Để tìm hiểu chuyên sâu về bất thường tiêu hóa này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!